Hãy thử làm theo 7 cách dưới đây và bạn sẽ thấy sức khỏe tinh thần của mình được cải thiện rất nhiều:
1. Cải thiện mạng lưới quan hệ xã hội của bạn
Bạn có thể gia tăng tính tính linh động và sự phục hồi về cảm xúc của bạn với các bài tập thể dục đều đặn, chế độ ăn hợp lý và giấc ngủ đầy đủ. Có những người bạn tốt và mối quan hệ gia đình vững chắc cũng rất quan trọng. Một hệ thống hỗ trợ đáng tin cậy sẽ là niềm vui thêm vào cuộc sống của bạn khi họ hỗ trỡ bạn mỗi khi bạn thấy lo lắng hay suy sụp. Theo 1 nghiên cứu, sự cô đơn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn trong khi những người có mạng lưới quan hệ xã hội mạnh thì có sức khỏe tốt và sống lâu hơn.
Phương pháp: hãy trở thành 1 người bạn tốt. Để có mạng lưới xã hội tốt, hãy theo đuổi sở thích cá nhân: tham gia các câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ sách hoặc tự nguyện trong một công việc đáng tin.
2. Biết được giới hạn của mình
Để tránh căng thẳng quá mức, hiểu được việc gì đáng để đảm nhiệm và nhận ra thời điểm bão hòa là rất quan trọng.
Phương pháp: Tạo một danh sách gồm 3 tiêu chí: Những việc phải làm, những việc muốn làm và những việc thật sự không muốn làm. Sau đó, dùng danh sách ấy để loại bỏ những việc không cần thiết. Bạn sẽ quản lý thời gian tốt hơn và tự mình giảm được căng thẳng.
3. Kết hợp các kỹ năng xả hơi
Bạn không thể tránh căng thẳng hoàn toàn nhưng cách bạn đối phó với nó có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn về sức khỏe thể chất và xúc cảm của bạn. Thông qua các kỹ năng xả hơi kết hợp như hít thở sâu, tập yoga hàng ngày bạn sẽ tránh được sự căng thẳng, sức ép và cảm nhận về cuộc sống tốt hơn.
Phương pháp: Thực hành hít thở. Hít vào thật sâu, cho ngực và cơ bụng nâng lên trong khi đếm từ 1 đến 4. Sau đó, thở ra thật chậm cũng đếm từ 1 đến 4. Lặp lại 4 lần, Thực hiện bài bài thực hành ấy vài lần trong ngày.
4. Bắt đầu ghi chép về sự biết ơn của bạn
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lưu giữ những ghi chép về sự biết ơn của họ với ai đó thì có tâm tính tích cực hơn và cảm nhận về cuộc sống tốt hơn là những người lưu giữ những sự tranh cãi.
Phương pháp: hình thành thói quen ghi chép 3 đến 5 điều biết ơn cụ thể mỗi ngày. Chúng có thể là những điều tích cực diễn ra với bạn, với một người bạn hoặc một người lạ hoặc đơn giản chỉ là những điều tích cực như một ngày đẹp trời đầy nắng.
5. Giảm bớt sự uể oải
Chủ nghĩa hoàn hảo có thể khiến bạn lo lắng, suy sụp, sự tự trọng bị suy giảm và một loạt những cảm giác tội lỗi không bao giờ kết thúc. Đó là nguyên nhân tại sao rất quan trọng rằng bạn phải cố gắng hết sức thay vì hướng tới sự hoàn hảo và tha thứ cho bản thân vì những gì đã bỏ lỡ. Khi bạn mắc sai lầm thì hãy tự vấn bản thân sai lầm ấy nghiêm trọng tới mức nào. Sau đó hãy nghĩ bạn có thể làm gì để bù đắp cho sai lầm ấy, rút ra bài học cho bản thân.
Phương pháp: Tự nghĩ rằng đôi khi làm việc gì “đủ tốt” thì nó cũng đủ tốt.
6. Giúp đỡ ai đó
Khi bạn tham gia tình nguyện vào công việc nào đó nghĩa là bạn sẽ có cảm giác muốn giúp đỡ ai đó. Nó khiến bạn xem xét hoàn cảnh của ai đó mà có thể đặt bạn vào viễn cảnh tương lai. Và khi người nào đó bày tỏ sự biết ơn thì điều đó sẽ thôi tăng cường cảm xúc của bạn.
Phương pháp: giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia vào tổ chức tình nguyện nào đó hoặc giúp đỡ bạn bè
7. Nhìn theo hướng tích cực
Mục đích không phải là nhìn mọi thứ đều thấy tuyệt vời ngay cả khi bản chất nó không như vậy. Hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống và cách để một vấn đề nào đó sẽ có kết thúc tốt đẹp bởi vì điều này sẽ giúp đem lại sự lạc quan và hy vọng. Những người có cảm xúc tích cực, kèm theo sự lạc quan và hy vọng sẽ có xu hướng sống lâu hơn.
Phương pháp: xem xét những khả năng tích cực. Ví dụ, tình hình tài chính sẽ cải thiện và sau đó vạch ra kế hoạch về tài chính. Và tận hưởng thời tiết ấm áp hơn bằng cách đi dạo dưới ánh nắng mặt trời.
p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }