Làm sao để chăm lo đời sống tinh thần cho gia đình

Làm sao để nhận biết sự

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được đủ đầy thì việc quan tâm, nâng chất lượng đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình trở thành điều vô cùng cần thiết.

Dành không gian cho việc giải trí

Trong gia đình, các thành viên nên chú trọng đến việc tạo dựng những khoảng không gian riêng biệt, để phục vụ cho nhu cầu giải trí của mỗi người. Đó có thể là một khoảng giếng trời, ban công, sân thượng để ai yêu thích thiên nhiên có thể trồng cây cảnh. Sắp xếp một phòng riêng để có thể xem tivi, nghe nhạc, hát karaoke. Đặt những giá sách, báo ở nơi tiện dụng để mọi người có thể cầm lên đọc vào bất kỳ thời gian nào rảnh rỗi…

Những không gian riêng này không chỉ đáp ứng được nhu cầu thưởng thức, giải trí của từng thành viên, mà còn giúp cho mọi người trong gia đình có những khoảng thời gian bên nhau cùng chia sẻ những thú vui.

Chú trọng các kỳ nghỉ

Trong một năm, mỗi gia đình nên tổ chức ít nhất một lần đi nghỉ. Đó có thể là kỳ nghỉ đông hay nghỉ hè, có thể lên núi hay ra biển. Thậm chí, nếu các thành viên đều quá bận rộn, khó có thể thu xếp một chuyến đi chơi xa, dài ngày thì cần tận dụng tối đa dịp cuối tuần và lựa chọn địa điểm dã ngoại không quá xa thành phố.

Chuyến đi này sẽ giúp các thành viên trong gia đình hoàn toàn thoát khỏi công việc thường ngày, để thả hồn mình vào bầu không khí trong lành, khung cảnh mới lạ, thơ mộng… Đồng thời, sẽ khiến tâm hồn của mỗi thành viên được thư giãn, thoải mái, gắn bó với nhau hơn.

Khích lệ kịp thời

Gia đình là môi trường đầu tiên giúp cho mỗi người phát triển đời sống tinh thần phong phú và hoàn thiện nhân cách của mình. Bởi thế, khi một thành viên nào đó trong gia đình có biểu hiện của sự thành công trong cuộc sống, dù là rất nhỏ bé, thì các thành viên còn lại cần có sự quan tâm, cổ vũ và động viên kịp thời. Điều này sẽ khiến người ấy nhận thấy giá trị của bản thân được thừa nhận, họ sẽ có được tự tin và dễ dàng phấn đấu đạt được nhiều thành công hơn nữa. Thậm chí, ngay cả khi thất bại, họ cũng không quá bi quan, vì họ hiểu rằng đằng sau mình luôn có gia đình chở che, nâng đỡ.

Tôn trọng “khoảng lặng”

Trong gia đình, sự đoàn kết, gắn bó chia sẻ luôn là điều cần thiết, nhưng mỗi thành viên đều cần phải học cách để tôn trọng những “khoảng lặng” của người khác. Trong thực tế, mỗi người luôn là một thực thể cá biệt. Họ sẽ có những niềm vui, nỗi buồn, sự đam mê và lựa chọn những hình thức giải trí cho riêng mình… Nếu những “khoảng lặng” ấy không mang tính chất quá tiêu cực thì các thành viên khác không nên có hành động can thiệp, ngăn cản, định hướng…

Việc tôn trọng “khoảng lặng” của người khác cũng là cách để tôn trọng chính mình. Ngoài ra, việc tôn trọng cũng mang lại cho mỗi người cảm giác được tự do, thoải mái trong chính gia đình mình

p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }