Làm sao để học cách kiềm chế cơn giận

Khi chồng công khai ngoại tình

Là một “chính nhân quân tử” cần phải mạnh mẽ, cứng rắn nhưng kèm theo đó cũng là một số thói quen xấu, trong đó có tật hay nổi giận. Làm thế nào để kiềm chề bản thân nhất là trong cuộc sống gia đình?

1. Công nhận sự bình đẳng

Đa phần đàn ông giận giữ vì họ quen nghĩ rằng mình có quyền làm như vậy. Bạn có thu nhập cao hơn vợ mình, bạn có vị trí xã hội cao hơn cô ấy, tên bạn luôn xuất hiện trong giấy tờ với tư cách là chủ hộ… Tất cả tạo cho bạn một suy nghĩ rằng, bạn là người có quyền lực tối thượng trong gia đình.

Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Bạn có địa vị xã hội và thu nhập tốt hơn vợ, đơn giản là vì bạn có nhiều thời gian hơn cho công việc và cả học hành, nâng cao năng lực chuyên môn. Trong thời gian đó, vợ bạn đang bận bịu với việc chăm sóc con cái, gia đình.

Đã bao giờ bạn tự nghĩ, nếu hoán đổi vị trí cho nhau bạn có thể làm tốt như cô ấy hay không? Chính vì vậy, sẽ là rất bình thường nếu bạn có một công việc tốt hơn, nguồn thu nhập cao hơn vợ mình. Đừng bao giờ tự hào vì những điều ấy và tự cho mình những quyền lực nhất định trong gia đình.

2. Bạn đang làm gương cho con mình

Bài học lớn nhất với con cái chính là những lời nói, hành động thường ngày của cha mẹ. Nếu bạn tùy tiện nổi giận, cãi cọ, quát tháo trước mặt con cái, nhiều khả năng con bạn (đặc biệt là con trai) cũng sẽ lây nhiễm thói xấu này.

Ngay cả khi bạn có những “lý do chính đáng” để nổi giận, con bạn cũng chưa thể nào hiểu hết những điều đó. Chúng chỉ biết rằng khi gặp một vấn đề khó giải quyết chúng sẽ nổi cơn lôi đình, thậm chí quát tháo, đập phá như chính cha chúng từng làm. Chính vì vậy, hãy cư xử thận trọng trước mặt những đứa con của mình.

3. Luyện tập cách làm chủ cảm xúc

Giận dữ là một thói quen, chính vì vậy bạn cũng có thể luyện tập cách kiềm chế nó. Gặp những tình huống khó khăn, bạn đừng vội vàng quyết định bất cứ điều gì, hãy cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại. Người xưa nói, vội giận mất khôn, mọi quyết định vội vàng của bạn sẽ chỉ làm mọi chuyện khó khăn thêm.

Bạn cũng cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.

4. Né tránh những tình huống nhạy cảm

Một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể kiềm chế được cảm xúc của mình đó là tình trạng “lửa cháy đổ thêm dầu”. Bạn đang bực bội về một việc làm, lời nói của ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt và khó lòng cư xử một cách mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Lúc ấy, bất cứ lời nói việc làm nào của họ cũng sẽ bị bạn nhìn nhận một cách tiêu cực.

Chính vì vậy, cách tốt nhất là chưa nên tiếp xúc với họ vội. Hãy để khi cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn để đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan.

5. Sáng tạo trong cách giải quyết tình huống

Hãy nhớ rằng khi gặp một rắc rối sẽ có rất nhiều phương án giải quyết. Trong khi đó, nổi giận chỉ là một “phương pháp” mà thông thường, phương pháp này rất ít khi mang lại hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng. Hãy lựa chọn những phương án giải quyết khôn ngoan, tỉnh táo hơn.

Khi bạn nổi giận, thông thường bạn sẽ đánh mất cảm tình của mọi người, kể cả người mắc lỗi gây ra rắc rối. Khi bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, mọi người sẽ nể phục bạn, người có lỗi sẽ hối hận và nhớ mãi sai lầm của mình.

p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }