Khi nói đến sức khoẻ của bạn và môi trường, thì nguồn cung cấp protein nào là tốt nhất và tệ nhất? Nhóm công tác môi trường (EWG, ewg.org) đưa ra một bảng hướng dẫn có tên là “Meat Eaters Guide” (tạm dịch: cẩm nang dành cho người ăn thịt), kể ra 1 danh sách gồm 20 nguồn cung cấp protein thông thường có tác động đến môi trường bao gồm các loại đậu, sữa, sản phẩm thịt và gia cầm. Để xác định thứ hạng, EWG đã đánh giá tác động của carbon trong vòng đời của từng loại thực phẩm – từ việc tưới nước bón phân khi còn trên cánh đồng, đến lúc vận chuyển, tiêu thụ và thậm chí khi lượng thức ăn bị lãng phí. Nhưng tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến việc này? Vì việc này tác động đến sức khoẻ cá nhân cũng như môi trường. Và điều cần thay đổi nhiều nhất: ăn ít thịt lại và tránh lãng phí. Hãy đọc qua danh sách sau, bắt đầu với những loại thực phẩm chứa protein tốt nhất cho đến những loại thực phẩm tệ nhất.
1. Đậu lăng: nên ăn thường xuyên
Đây là loại protein thân thiện với môi trường nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell rất thích đậu lăng vì loại đậu này chứa nhiều chất xơ các và các dưỡng chất, chẳng hạn như sắt và folate.
2. Cà chua: nên ăn thường xuyên
Ăn nhiều trái cây và rau củ có thể giúp tránh được bệnh tật vì chúng chứa ít béo và calorie và cung cấp chất xơ và các vi chất quan trọng. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell lưu ý rằng trái cây và rau củ không cung cấp nhiều protein như cà chua (1g protein cho 1 trái cà chua) vì vậy hãy chắc chắn rằng bữa ăn của bạn có nhiều nguồn cung cấp protein khác nhau nhé.
3. Sữa: nên uống thường xuyên
Nên chọn những loại sữa hữu cơ hoặc sữa từ những con bò thả đồng. Các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell khuyến cáo rằng nên chọn loại sữa không béo hoặc ít béo (1%). Hãy tìm những loại sữa chứa ít carbon hoặc không chứa hormone tăng trưởng.
4. Các loại đậu: nên ăn thường xuyên
Đậu cung cấp nhiều protein, chất xơ và các dưỡng chất. Hoặc hãy chọn những loại đậu khô, nếu có thể, vì chúng chứa ít carbon hơn.
5. Đậu phụ/tàu hủ: nên ăn thường xuyên
Đây là một nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời cho cơ thể. Hãy lưu ý đến các bảng thông tin đi kèm, ở một số nước như Mỹ, nếu bảng thông tin đi kèm không có chứng nhận hữu cơ USDA hoặc làm từ loại đậu biến đổi gene, thì đây sẽ là cơ hội tốt để bạn thưởng thức loại đậu phụ làm từ loại đậu nành biến đổi di truyền.
6. Bông cải xanh: nên ăn thường xuyên
Bông cải xanh cung cấp cho bạn 2g chất xơ cho mỗi chén, và là loại thực phẩm chứa ít carbon (và tốt cho sức khoẻ). Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell lưu ý rằng ngoài bông cải xanh, bạn nên thêm vào khẩu phần ăn của mình các nguồn cung cấp nhiều protein khác.
7. Sữa chua: nên ăn thường xuyên
Nên chọn loại sữa chua hữu cơ ít béo hoặc không béo khi có thể bạn nhé
8. Các loại hạt: nên ăn thường xuyên
Chứa nhiều protein và các chất béo không bão hoà đơn tốt cho cơ thể.
9. Bơ đậu phộng: nên ăn thường xuyên
Các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell khuyến nghị rằng nên ăn những loại bơ đậu phộng thiên nhiên để tránh lượng đường dư thừa và các loại dầu bị hydo hoá 1 phần.
10. Gạo: nên ăn thường xuyên
Các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell khuyến nghị rằng nên chọn loại gạo lứt, gạo nâu bởi vì chúng ít bị xử lý hơn là loại gạo trắng, chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng. Ngũ cốc nguyên hạt, như là hạt quinoa hay hạt kê, cũng là một sự lựa chọn tốt.
11. Khoai tây: nên ăn thường xuyên
Nên mua loại khoai tây hữu cơ khi có thể, vì thông thường khoai tây có xu hướng phát triển nhanh với lượng thuốc trừ sâu dư thừa (Khoai tây nằm trong mục “Dirty Dozen” – tạm dịch: khu vực bẩn – trong danh sách của EWG nói về các sản phẩm bị ô nhiễm thuốc trừ sâu).
12. Trứng: thỉnh thoảng nên ăn
Đây là một loại thực phẩm có tác động ít nhất với môi trường, bạn hãy nên chọn loại trứng hữu cơ hoặc từ những con gà thả vườn nhé (hay còn gọi là trứng gà ta). Và hãy nhớ là tìm những loại nào có chứng nhận an toàn để tránh cúm gà bạn nhé.
13. Cá ngừ: thỉnh thoảng nên ăn
Giàu axit béo Omega-3, các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell để nghị nên chọn những loại cá ngừ trắng vì chúng chứa ít độc tố thuỷ ngân hơn.
14. Thịt gà: thỉnh thoảng nên ăn
Hãy chọn những loại thịt tốt nhất, các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell khuyến nghị rằng bạn nên loại bỏ lớp da khi nấu để giảm lượng chất béo bão hoà. Nên chọn loại thịt gà hữu cơ, thịt gà thả vườn hoặc loại thịt gà không chứa chất kháng sinh để giảm thiểu các tác động đến môi trường.
15. Gà tây: thỉnh thoảng nên ăn
Đây là loại thịt gia cầm chứa lượng carbon ít nhất trong các loại thịt, và là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nên chọn loại thịt hữu cơ hoặc không chứa chất kháng sinh, nhưng nên tránh những hình thức chế biến không lành mạnh(thịt gà tây đông lạnh, xúc xích…)
16. Cá hồi: thỉnh thoảng nên ăn
Nên chọn loại cá hồi hoang dã hơn là loại cá hồi nuôi, vì chúng chứa ít lượng carbon hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell lưu ý rằng cá hồi sẽ cung cấp cho bạn một lượng Omega-3 tốt cho cơ thể, vì vậy hãy ăn cá hồi vài lần 1 tuần.
17. Thịt heo: nên ăn ít
Nếu có thể, bạn nên chọn những loại thịt heo thả vườn, có giấy chứng nhận y tế. Để tốt cho sức khoẻ cũng như cho môi trường, nên tránh những loại thịt heo đã qua chế biến, như là thịt xông khói chẳng hạn.
18. Phô mai: nên ăn ít
Chỉ ăn 1 lần duy nhất trong ngày (khoảng 40g phô mai cứng) – cộng thêm một lượng nhỏ phô mai có hương vị mạnh để giúp bạn giảm được những tác động lớn nhất. EWG cũng khuyến nghị rằng nên chọn loại phô mai hữu cơ ít béo. EWG đồng thời cũng đánh giá rằng các loại phô mai như là nguồn cung cấp protein tệ thứ 3 bởi vì bạn sẽ có cảm giác ăn 100g phô mai chỉ với 1 khẩu phần 40g. Các chuyên gia dinh dưỡng của EatingWell cũng đề nghị rằng bạn nên chọn loại phô mai que cho 1 khẩu phần ăn để giúp hạn chế tác động đến môi trường cũng như sức khoẻ của bạn. Hãy chọn loại phô mai mozzarella không béo hoặc các loại phô mai ít béo khác.
19. Thịt bò: nên ăn ít
Hãy dùng những loại thịt bò hữu cơ hoặc thả đồng, dù đắt hơn so với loại thịt bò thường, nhưng đây là một sự lựa chọn tốt cho sức khoẻ của bạn và môi trường. Thịt bò thả đồng chứa nhiều Omega-3 có lợi cho tim. Ngoài ra, thịt gia súc hữu cơ hoặc thả vườn cũng chứa ít lượng carbon hơn những loại thịt bò thông thường. EWG cũng khuyến nghị rằng nên tránh những loại thực phẩm chế biến từ thịt bò, như là xúc xích, để giảm thiểu lượng carbon cũng như các loại thực phẩm biến khác không tốt cho sức khoẻ.
20. Thịt cừu: nên ăn ít
Thịt cừu là loại thịt được đánh giá là nguồn cung cấp protein tệ nhất trong bảng danh sách của EWG dựa trên lượng carbon và EWG khuyến nghị rằng nên chọn loại cừu thả đồng nếu có thể. Tuy nhiên lượng carbon thải ra môi trường của thịt cừu lại ít hơn thịt bò vì chúng ít được tiêu thụ hơn.
Nguồn: Theo EatingWell.com
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.