Đối với các gia đình Việt Nam, bữa ăn của con là vô cùng quan trọng, nhưng không phải trẻ nào cũng ăn ngoan và cũng không phải ai cũng biết cách tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Dưới đây là những phương pháp mà các chuyên gia khuyến khích để giúp cho gia đình bạn giúp trẻ định hình thói quen ăn uống tốt và khỏe mạnh:
-
1
Duy trì các bữa ăn gia đình
Mặc dù duy trì thói quen trở thành một thách thức lớn đối với những ông bố bà mẹ có công việc bận rộn, nhưng ít nhất hãy duy trì bữa ăn tối của gia đình. Không nên khuyến khích trẻ ăn vặt cũng như ăn những đồ ăn nhanh, thay vào đó cố gắng duy trì thói quen ăn ba bữa chính sáng, trưa, tối, ngoài ra có thể thêm các bữa ăn nhẹ sau giờ tan học.
-
2
Lựa chọn những loại thức ăn giàu chất xơ, duy trì bữa sáng với ngũ cốc, hoa quả và sữa với hàm lượng chất béo thấp
Kiểm tra các thông tin dinh dưỡng trên vỏ hộp của thực phẩm, tránh những loại ngũ cốc có nhiều đường. Bột yến mạch, bột lúa mí, gạo… là những lựa chọn tốt. Nếu con bạn đã quen dùng những loại ngũ cốc có nhiều đường trước đó, hãy dùng những loại ngũ cốc khác để giảm từ từ hàm lượng đường.
-
3
Không cấm trẻ ăn đồ ăn nhanh hay quà vặt
Cho phép trẻ ăn những đồ ăn nhanh hay quà vặt nếu như chúng thích, tuy nhiên chỉ vào những dịp đặc biệt chứ không coi đó là thực phẩm thường xuyên trong các bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Nếu con bạn đã quá quen với đồ ăn nhanh và quà vặt, và bạn buộc phải duy trì những thức ăn đó trong tủ lạnh, hãy thay đổi thói quen đó của con bằng cách hạn chế số lượng những loại thức ăn trên, tăng cường những loại thực phẩm có lợi nhằm làm giảm sức quyến rũ của đồ ăn nhanh với trẻ. Cố gắng thay thế những thực phẩm có lợi bất cứ khi nào có thể.
-
4
Giảm thiểu những trò giải trí trong khi trẻ ăn
Tắt tivi trong các bữa cơm. Không khuyến khích trẻ vừa ăn vừa dùng máy vi tính, nghe nhạc hoặc chơi game cho dù là trong bữa ăn chính hay các bữa ăn nhẹ.
-
5
Giảm thiểu nước uống có ga và nước hoa quả
Lượng calories có trong nước ngọt không có nhiều giá trị dinh dưỡng và không mang lại cảm giác đói. Trong khi ăn một quả táo hay một vài quả nho có thể đem lại cảm giác đói nhưng uống một cốc nước táo hoặc nước nho ép thì không. Ngoài ra ăn hoa quả còn cung cấp chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
-
6
Khẩu phần ăn hợp lí
Nếu trẻ ăn rồi mà vẫn cảm thấy đói chúng sẽ yêu cầu được ăn thêm. Nếu bạn cung cấp một khẩu phần ăn quá nhiều rồi ép chúng ăn, chúng sẽ mất cảm giác muốn ăn và để thức ăn dư thừa một cách rất lãng phí.
-
7
Không dùng thức ăn như một phần thưởng
Không sử dụng một loại thức ăn như là một phần thưởng cho việc ăn một loại thức ăn khác. Chẳng hạn: “Con ăn hết 2 bát cơm, mai mẹ sẽ cho con đi ăn KFC”… Làm như vậy sẽ khiến trẻ ăn cơm như là một nghĩa vụ và một điều bắt buộc. Rất có thể những lần sau trẻ sẽ đem những món ăn chúng thích ra làm điều kiện với cha mẹ chúng. Đồng thời cha mẹ cũng không nên dùng thức ăn để xoa dịu tâm trạng của trẻ. Nếu con bạn đang buồn, đang tức giận nhất định sẽ không đem lại cảm giác ngon miệng khi ăn.
-
8
Khuyến khích trẻ cùng nấu ăn
Khuyến khích trẻ cùng chuẩn bị món ăn cho cả gia đình. Thông thường trẻ rất thích ăn những món ăn mà chúng tham gia chuẩn bị. Nhưng nếu trẻ không muốn, đừng ép buộc chúng mà hãy thử lại vào một ngày khác.
-
9
Bữa trưa ở trường
Hãy quản lý bữa ăn trưa của trẻ ở trường bằng cách tham khảo các cô giáo về thông tin dinh dưỡng của bữa ăn cũng như những kiến thức về việc ăn uống khoa học khác.