Làm sếp, cần phải thận trọng trước những điều này…

Làm sếp, cần phải thận trọng trước những điều này…

Công khai mức thưởng của nhân viên trong công ty

Chuyện lương thưởng luôn là một vấn đề nhạy cảm mà một người lãnh đạo cần phải cân nhắc trước khi công khai mức lương hay chế độ thưởng cho nhân viên. Thông thường chế độ lương, thưởng sẽ được phòng hành chính nhân sự và phòng kế toán thông báo đến từng nhân viên qua mail.

Thế nhưng trong một số trường hợp đột xuất như khen thưởng đặc biệt nhân viên có năng lực, sếp thiếu khéo léo khen thưởng riêng theo quy định mà lại công khai quyết định thưởng trước mặt toàn bộ nhân sự thì sẽ có những thắc mắc và cả sự ghen tỵ, so sánh giữa các đồng nghiệp với người vừa được khen thưởng đặc biệt.

Chuyện khen thưởng đặc biệt chỉ nên tuyên dương trong cuộc họp, không nên công khai con số thưởng với toàn thể công ty, sếp nghĩ có thể điều đó sẽ làm “kích thích” động lực làm việc của nhân viên, nhưng trên thực tế thì lại gây ra sự so sánh và ghen tỵ không cần thiết giữa các nhân sự.

Hạch sách và đưa ra những yêu cầu vô lý

Những yêu cầu vô lý có thể hiểu rằng đó là những yêu cầu không phải là công việc, hoặc những yêu cầu quá cao so với trách nhiệm và chuyên môn của nhân viên.

Việc hạch sách nhân viên cũng là một điều mà sếp thường hay mắc phải. Điều này khiến nhân viên rơi vào trạng thái ức chế vì những câu hỏi không mang tính xây dựng mà chỉ mang tính “nhũng nhiễu”. “Sao cậu không làm thế này? Sao lại làm thế kia?”. Những câu hỏi như vậy không thể hiện được cương vị lãnh đạo của sếp. Hãy để cho nhân viên trình bày ý tưởng và cách làm của họ, việc hỏi xoáy với mục đích là để xây dựng và mở hướng, không nên hỏi với thái độ “bới lông tìm vết”, đưa ra những phương hướng mà đến cả sếp cũng không làm được.

Làm sếp, cần phải thận trọng trước những điều này…

Xúc phạm nhân viên trước mặt mọi người

Nhân viên mắc lỗi, việc khiển trách là đương nhiên. Là một vị sếp, bạn cũng phải học cách chê nhân viên sao cho có nghệ thuật. Không phải cứ khen là ai cũng thích, cứ chê là chê đến “cạn tàu ráo máng”.

Là một nhà lãnh đạo, bạn nên tham khảo bài viết “chê nhân viên là một nghệ thuật của nhà lãnh đạo” để biết thêm về kĩ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng tích cực cho nhân viên và cũng là cộng sự của mình.

Kì thị giới tính

Những câu tuyệt đối không nên nói với nhân viên “đàn bà thì biết gì?” Trông anh/chị có vẻ yếu ớt, có làm được không?” “Cậu đến từ đâu? cái vùng nổi tai tiếng đó à?” “Cậu là người dân tộc à?” “ít tuổi thế thì biết được cái gì?”.

Những câu nói đó chỉ khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo với hình ảnh méo mó trong mắt của nhân viên. Người lao động luôn cần việc, nhưng trên tất cả họ cần nhận được sự tôn trọng của mọi người trong công việc, cho dù bạn có là một vị sếp cực “oách” thì những câu bạn vừa nói cũng chỉ khiến nhân viên nghĩ bạn là một kẻ “thiếu não”, tầm nhìn hạn hẹp.

Can thiệp vào đời sống riêng tư của nhân viên

Là một vị sếp, bạn cần phải biết ranh giới giữa việc chia sẻ thông tin và việc can thiệp đến đâu trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Luôn cần phải hiểu rằng “chúng ta đến công ty là để làm việc, mọi việc riêng tư không thuộc phạm trù công việc”. Vì thế, những vấn đề ngoài công việc của nhân viên sếp không nên can thiệp quá sâu, cũng như tránh việc “show” bản thân mình một cách thái quá về cuộc sống gia đình, sở thích, chuyện riêng tư của mình cho nhân viên. Họ không có nhu cầu nghe bạn nếu như bạn không nói. Là sếp, hãy có những ranh giới của riêng mình, những ranh giới mà cả bạn lẫn nhân viên đều không được phép vượt qua.

Tại sao phải đặt ranh giới giữa sếp và nhân viên? Câu trả lời đơn giản đó là “ chúng ta đến đây để làm gì?”. Khi bạn trả lời được câu hỏi đó, bạn sẽ biết gì sao trong công việc luôn cần phải có những nguyên tắc là là một nhà lãnh đạo thì cần phải có những ranh giới gì cho riêng mình!

Phượng Thu

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.