Chọn loại dầu ô-liu
Sự khác nhau của các loại dầu ô-liu được thể hiện qua việc giảm chất lượng khi chế biến. Theo đó, dầu ô-liu hạng nhất là loại dầu chất lượng cao nhất. Chúng không có chất hóa học hoặc sử dụng nhiệt độ cao khi pha chế, chỉ sử dụng quá trình cơ học hoặc vật lý giúp bảo vệ các hợp chất phenolic có trong dầu ô-liu.
Nếu bạn quan tâm đến khía cạnh ích lợi cho sức khỏe của dầu ô-liu, bạn nên chọn loại dầu ô-liu hạng nhất, chất lượng cao. Vì chúng có nhiều chất chống oxy hóa và các thành phần dưỡng chất khác còn nguyên vẹn.
Còn những loại dầu ô-liu khác thì thế nào?
Dựa vào nồng độ axit và hương vị thì các loại dầu ô-liu thường có chất lượng thấp hơn dầu ô-liu hạng nhất. Dầu ô-liu tinh chế (còn được gọi là dầu ô-liu nguyên chất) được pha chế với than hoặc bộ lọc hóa học/ vật lý để làm ra loại dầu chất lượng thấp hơn bằng các loại bỏ một số yếu tố hao hụt và hương vị. Vì dầu tinh chế không có hương vị nên thường được pha trộn với dầu ô-liu hạng nhất. Loại dầu ô-liu không dán nhãn “hạng nhất” hoặc thượng hạng” mà thay vào đó là “nguyên chất” hay “tinh chế” thường là hỗn hợp pha trộn giữa dầu ô-liu tinh chế và hạng nhất.
Dầu ô-liu hạng nhất có thật sự chất lượng?
Biết dầu ô-liu hạng nhất là lựa chọn tốt vẫn chưa đủ. “Bạn phải mua được loại dầu ô-liu hạng nhất thật sự”, Mary Flynn, tiến sỹ, chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng và phó giáo sự tại Bệnh viện Miriam và Đại học Brown cho biết. “Rất nhiều dầu ô-liu nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt là từ Ý, được pha trộn, có nghĩa chỉ là dầu thực vật và pha thêm “hương vị” cho giống dầu ô-liu”.
Không có tiêu chuẩn nào bảo đảm rằng loại dầu được dán nhãn hạng nhất là loại thượng hạng thật sự. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA) đang tiến hành đề ra tiêu chuẩn mới và luật lệ mới đã tiến hành tại một số bang.
Theo báo cáo vào năm 2011, 69% dầu ô-liu nhập khẩu và 10% dầu ô-liu California hạng nhất không đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra.
Một vài điều bạn cần để ý khi chọn mua dầu ô-liu thượng hạng chất lượng cao:
– California Olive Oil Council (COOC) con dấu chứng nhận loại dầu được làm tại California.
– North American Olive Oil Seal, cho biết các công ty tuân thủ theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn.
– Designation of Origin (DOP), giấy chứng nhận cho loại dầu nhập khẩu.
– “Ngày thu hoạch” trên vỏ chai, mua loại dầu gần ngày này càng tốt.
– Dầu ô-liu trong chai màu tốt hơn màu sáng (màu sáng làm giảm chất lượng dầu nhanh hơn).
Nguồn: Theo www.webmd.com
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.