Làm thế nào để phát hiện ra đối phương nói dối?

Làm thế nào để phát hiện ra đối phương nói dối?

Trong những cuộc thương thuyết đòi hỏi sự “cân não”, bạn buộc phải có rất nhiều kĩ năng mềm để có thể giành chiến thắng trong cuộc trao đổi. Một trong những kĩ năng ấy chính là việc bạn có thể phát hiện ra đối phương nói dối hay không, từ đó xác định chân tướng sự việc để có những quyết định đúng đắn. Vậy làm cách nào để phát hiện đối phương nói dối? Không khó, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây!

Hãy chú ý đến cử chỉ điệu bộ của đối phương (Body language)

Những người nói dối dù tài tình đến mấy thi thoảng họ cũng sẽ để lộ ra một vài cử chỉ như sau: Nếu trong cuộc đàm thoại với bạn, họ thi thoảng sờ lên tai, mắt không tập trung, lảng tránh cái nhìn của bạn, ngôn ngữ cơ thể không còn linh hoạt như ban đầu…thì chắc chắn người đó đang giả mạo thông tin nào đó trong cuộc trò chuyện.

Bạn có thể áp dụng một câu hỏi đột ngột để kiểm tra thái độ của người ấy, ví dụ như: “ Hôm trước tôi có gặp cậu đi với cô nào/anh nào vào khách sạn X nhé?” và chờ xem phản ứng của họ, nếu họ giật mình và từ chối đột ngột, hoặc dửng dưng với thông tin “giả” mà bạn đưa ra bạn có thể xác định ngay được người đó có đang nói dối bạn hay không?

Làm thế nào để phát hiện ra đối phương nói dối?

Thời gian để phản ứng lại câu hỏi

Nếu trong một cuộc đàm thoại đối phương đột ngột khựng lại trước một thông tin mà bạn đưa ra thì có thể người đó đang tìm kế hoãn binh để suy nghĩ tìm ra câu trả lời phù hợp với câu hỏi của bạn. “Phù hợp” ở đây có nghĩa là đối phương đang tìm ra một câu trả lời trái với suy nghĩ thật của họ, tức là họ đang có xu hướng nói dối bạn.

 Thay đổi tốc độ cuộc trò chuyện

Khi một câu chuyện đang diễn ra với một tốc độ ổn định, bỗng dưng đứng trước một vấn đề, đối phương giảm tốc độ cuộc trò chuyện hoặc “tăng tốc” quá nhanh, quá hứng khởi một cách bất thường thì bạn nên chú ý vào câu chuyện bạn đang nói, vì chính nội dung trong câu chuyện đó đã khiến đối phương có phản ứng như vậy.

Phản ứng sinh học

Khi nói dối, cơ thể sẽ xảy ra những phản ứng rất khó có thể kiểm soát ví dụ như: Đổ mồ hôi trộm, hay nuốt nước bọt khan (nguyên nhân là do tăng lượng adrenaline trong cơ thể dẫn đến việc biến động trong tuyến nước bọt).

 Ngoài ra khi nói dối, tim sẽ đập nhanh hơn vì thế dẫn đến việc người nói dối sẽ bị hồi hộp và thở gấp.

Mắt của người nói dối sẽ ít chớp hơn so với người không nói dối, vì thế mới có câu thành ngữ “nói dối không chớp mắt”.

Nói dối thường là việc không phổ biến trong những mối quan hệ thân thiết nhưng lại dễ xảy ra khi đàm phán hoặc thương thuyết một vấn đề nào đó. Vì thế, việc bạn sử dụng tốt những mẹo trên để phát hiện  đối phương nói dối sẽ là một lợi điểm trong việc thương lượng. Trên thực tế có rất nhiều người nói dối mà bạn khó có thể phát hiện được, nhưng đa phần những người nói dối “bị động” thường sẽ xảy ra những lỗi giao tiếp trên. Điều bạn cần làm trong một cuộc đàm thoại là lắng nghe, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ, phân tích nhanh và hiểu ra vấn đề để tìm biện pháp xử lý kịp thời. Từ khoá cho chủ đề này chính là: thư giãn và giữ đầu óc thật thoải mái.

 Nếu bạn áp dụng nhịp nhàng và thành thạo những mẹo trên thì xin chúc mừng bạn đang dần bước đến con đường bậc thầy trong việc phát hiện nói dối đấy!

 

Phương Triệu
 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.