Lạnh cóng tay chân mùa đông, giải pháp từ ăn uống hàng ngày

0
112
Lạnh cóng tay chân mùa đông, giải pháp từ ăn uống hàng ngày
Mùa đông không chỉ tăng cảm giác lạnh do tiết trời mà ngay cả đôi tay và chân của bạn cũng có thể bị lạnh cóng. Nỗi lo này ám ảnh với những người bị chân tay lạnh, làm giảm cảm giác ấm áp tăng sự khó chịu và ngại ngùng khi bắt tay, giao tiếp với mọi người.
Nguyên nhân của việc chân, tay bị lạnh là có thể do khí huyết, thiếu máu, ăn uống không đủ chất…Khi nhiệt độ hạ thấp, các thành mạch trong cơ thể sẽ co lại. Điều này làm cho khả năng lưu thông máu và khí huyết giảm xuống, Khi đó các khu vực tế bào ở phần chân và tay không được nuôi dưỡng nên chân tay sẽ lạnh hoặc có màu nhợt nhạt. 
Lạnh cóng tay chân mùa đông, giải pháp từ ăn uống hàng ngày
Chế độ ăn hàng ngày thiếu thốn chất dinh dưỡng, không được kết hợp nhiều dưỡng chất dẫn đến thiếu i ốt. Kiêng khem quá mức, bữa ăn nghèo nàn khiến thiếu vitamin B12, dẫn đến chân tay lạnh. Không những vậy mà đầu các ngón tay chân còn có cảm giác như bị kim châm, tê buốt rất khó chịu nhất là những ngày gió lạnh.
Hệ thống nội tiết đóng vai trò không thể thiếu trong chức năng trao đổi chất và điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân có thể là nguyên nhân của các bệnh.
Nhìn từ góc độ Đông y, hàn có thể phân thành thực hàn và hư hàn. Cụ thể, thực hàn có thể là do bị phong hàn hoặc ăn thức ăn lạnh; hư hàn là do dương hư gây nên, khí dương trì trệ khiến lưu thông máu kém, lâu dần sẽ sản sinh máu ứ, dẫn tới một loạt triệu chứng. Phái nữ nếu muốn giải quyết vấn đề chân tay lạnh giá vào mùa đông, ngoài việc đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, còn phải tiến hành điều tiết ăn uống và tăng cường tập luyện thể dục.
Cách khắc phục chứng tay chân lạnh
Ngâm tay và chân trong nước ấm (40oC) trong khoảng 20 phút, có thể cho thêm vài lát gừng. Điều này giúp làm giãn các mạch máu, giúp máu và khí huyết dễ dàng lưu thông khắp cơ thể. Ngâm chân tay trong nước ấm cũng là cách khiến cho bạn có 1 giấc ngủ sâu hơn. Trong khi ngâm, bạn nên mát-xa bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.
Vận động giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, tuy nhiên, không nên vận động quá sức, ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cho cơ thể bạn nhanh chóng tỏa nhiệt và nhanh mất nước.
Những đôi tất tay và tất chân làm làm từ cotong và len không chỉ đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, giữ được khô ráo, thoải mái cho chân và tay của chúng ta.
Thời tiết lạnh giá để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng, hạn chế ăn uống có tính lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều đồ nóng vì chúng có thể gây viêm loét nhiệt miệng. Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt.
Stress và thiếu ngủ luôn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh. Nghỉ ngơi, thư giản và giấc ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn. Đối với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu. Nếu tay chân bạn bị lạnh cóng, hãy chà xát chúng với nhau để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm.
Chị em phụ nữ phải chú ý bổ sung thực phẩm phong phú chất sắt, như thịt nạc, cá, gan động vật, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại đỗ, rau cần, rau chân vịt, nấm hương, mộc nhĩ đen. Đồng thời nên ăn thêm các rau củ và hoa quả tươi giàu vitamin C, để thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể.
Ngoài ra, nếu thường xuyên bổ sung thức ăn có tác dụng làm ấm chống lạnh như thịt bò, thịt dê, thịt chó, tôm, quả óc chó, ớt cũng làm giảm triệu chứng này. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc kiên trì tập luyện sẽ dần tăng cường thể chất, giúp cơ thể khỏe mạnh và chống chịu rét tốt hơn.
Minh Minh

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.