Khi những cánh đào phai hãy còn e ấp thì tiếng khèn gọi bạn đã vang vọng khắp sườn đồi, sườn núi, người Mông vào hội chơi xuân, ăn Tết mừng năm mới.
Từ bao đời nay, đồng bào người Mông vẫn ăn Tết truyền thống của mình trước Tết Nguyên đán cả tháng trời. Đêm 30/11 là đêm giao thừa. Lý giải điều này, anh Sùng A Chếnh ở xã Pà Cò (huyện Mai Châu, Hòa Bình) bảo rằng: “người Mông ngày xưa hết trồng ngô lại lên rẫy phát nương nên phải ăn Tết sớm mới kịp lịch thời vụ. Ngày Tết là dịp để gia đình đoàn tụ, xua đuổi những điều xấu trong năm cũ và đón chào một năm mới nhiều may mắn”. Cùng xem tết năm nay gia đình bạn sẽ đi du lịch Tết 2014 ở đâu phù hợp nhé!
Những bản làng người Mông nằm khuất nẻo sau những sườn núi.
Khi những cây đào chúm chím nở hoa trước hiên nhà…
…khoe sắc trong gió đông.
Mận nở những bông hoa trắng tinh khôi.
Là lúc nhà nhà chuẩn bị váy áo ăn Tết, chơi xuân.
Người đàn ông chủ sự gia đình dùng cành cây quét khắp nhà
để xua đuổi những điều xấu trong năm cũ.
Không thể thiếu được trong tết người Mông là việc giã bánh dầy.
Tựa như bánh chưng của người Kinh, người Mông dùng bánh
dầy để cúng tổ tiên và trời đất.
Làm thịt lợn ăn tết vào ngày 30/11 (âm lịch), trong ba ngày Tết,
người Mông khiêng không được giết mổ.
Nhà cửa, bàn thờ được trang trí bằng những tấm giấy giang truyền thống.
Cành cây trên cửa chính ra vào được thay mới.
Những công cụ sản xuất được dán giấy và đặt cạnh bàn thờ.
Ngọn đèn thắp bằng mỡ lợn sẽ luôn cháy sáng trong suốt ba ngày Tết.
Trang trí bàn thờ chính ở gian giữa của ngôi nhà.
Ba nhúm lông con gà trống được dính trên giấy bằng tiết.
Những bản làng vào hội xuân.