Có thể không được quá nhiều người để ý như nhãn hiệu hay hình ảnh, việc lựa chọn font chữ cũng như tìm chất keo kết dính gắn kết toàn bộ tổ chức của bạn lại với nhau. Font chữ đang kể câu chuyện bằng cách đưa cá tính và tiếng nói vào công việc của bạn. Cho dù được in ra hay là online thì một font chữ tốt có thể thu hút được cộng đồng, trong khi một font chữ xấu sẽ đẩy khách hàng xa hơn.
Nếu bạn đã xác định cho thương hiệu của mình một logo thì hẳn là bạn đã lựa chọn được một font chữ phù hợp với gu thẩm mĩ của mình. Nhưng công việc không chỉ dừng lại ở đó, bạn cũng cần có một font chữ “dự phòng”.
Khi bạn bắt đầu quá trình thiết kế, số lượng font chữ sẵn có là rất lớn. Hãy làm theo những hướng dẫn cơ bản để tìm những kiểu chữ phù hợp nhất cho thương hiệu của bạn.
Thông điệp thương hiệu mà font chữ gửi gắm
Ngay cả trước khi khách hàng đọc được thông điệp được truyền tải trong công cuộc marketing của bạn, thì khách hàng đã biết được điều này thông qua font chữ mà bạn lựa chọn. Mỗi một font chữ có thể truyền tải một thông điệp riêng cũng như có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.
Serif fonts
Serif font là một phông chữ lâu đời và cổ điển nhất. Ví dụ phổ biến nhất của serif font là Times New Roman, phông chữ được mặc định cho một thế hệ người sử dụng Microsoft Word. Các phông chữ Serif rất sang trọng, văn chương và có chút gì đó cao cấp. Chúng luôn là sự lựa chọn tốt cho các đoạn văn bản mở rộng, giống như sách, tài liệu quảng cáo, và bản in đẹp bởi vì tính dễ đọc và mắt chúng ta đã quá quen thuộc với hình dạng của chúng.
San serif fonts
Nếu như biết một chút tiếng Pháp, bạn sẽ có thể hiểu ý nghĩa của “san serif” là gì – “không có serif”. Những kiểu font chữ này không có “phần chân” như serif font và điều này cũng làm cho các chữ trong san serif dường như “cách xa” nhau hơn so với serif. San serif font thích hợp cho những văn bản in hay việc đọc nói chung. Và nó cũng sẽ hoạt động rất tốt nếu được đưa lên các ứng dụng kĩ thuật số như trang web hay e-reader. Nó mang đến một cái nhìn đầy sức mạnh, rõ ràng và hiện đại cho bất kì dự án nào. Cỡ chữ khác nhau của cùng một phông chữ có thể cho ra những ấn tượng khác nhau, ví dụ: sans serifs dày thể hiện sự nam tính và chăm chỉ, trong khi những dòng chữ mỏng trông quyến rũ và cao quý.
Slab fonts
Nếu bạn đã từng gõ chiếc máy đánh chữ cổ xưa, thì hẳn là bạn sẽ biết font chữ này. Chúng mang tới một nét quyến rũ hoài cổ đối với một dự án hay thương hiệu. Nhưng, font chữ này thường được sử dụng trong tiêu đề hay các logo hơn là trong các văn bản mở rộng, mặc dù chúng cũng khá là dễ đọc.
Script fonts
Font chữ này khá là trực quan, trông script font khá giống chữ thảo. Gần đây, sự sẵn có của các phông chữ chữ viết đã tăng vọt và mọi người sẽ có xu hướng tìm kiếm một điều gì đó độc đáo để đại diện cho thương hiệu của mình. Giống như các chữ được viết tay, có rất nhiều phông chữ script độc đáo. Chúng sử dụng các phong cách thư pháp như trên các thiệp cưới, với phong cách cực kỳ chất mà các blogger hay sử dụng. Chúng dùng để trang trí và vì vậy, script font không thích hợp cho các đoạn văn dài nhưng có thể mang lại một sự nữ tính nhẹ nhàng đến bất cứ nơi nào chúng xuất hiện.
Decorative fonts
Đây là những font chữ có tính cách điệu cao và rất dễ dàng gợi cảm xúc cho người đọc. Nhưng, bạn luôn phải cẩn thận với kiểu font chữ này. Tại sao? Bởi vì rất nhiều font trong đó khá là tồi (tất cả chúng ta đều biết cảm nhận thế nào của cộng đồng mạng về Comic Sans). Nhưng cũng không nên hoàn toàn tránh font chữ này vì vẫn sẽ có một số ít khá ổn.
Đây không phải là lựa chọn tốt cho một font chữ “dự phòng” hay một font chữ cho phần văn bản chính. Hãy chỉ xem chúng như một quả pháo bông: mặc dù mang tới rất nhiều niềm vui nhưng chỉ thật sự tốt nhất khi được tạo nên một cách chuyên nghiệp.
Cho dù bạn chọn font chữ nào, hãy thận trọng khi sử dụng font chữ có tính xu hướng. Mặc dù mỗi designer sẽ có ý kiến riêng về phông chữ nào nằm trong danh mục này, nhưng những quyết định bạn đưa ra cho thương hiệu của mình cần phải phù hợp trong một thời gian dài. Bạn sẽ không muốn phông chữ của bạn lỗi mốt quá nhanh.
Phác thảo sự kết hợp các font chữ và xây dựng hệ thống phân cấp
Chỉ mất năm phút trên Pinterest, bạn sẽ có hàng chục phím tắt đồ họa đầy hứa hẹn để tạo ra sự kết hợp phông chữ tuyệt vời. Mặc dù chỉ click qua loa sẽ thường mang lại rất nhiều liên kết chết và phông chữ miễn phí với khả năng sử dụng hạn chế, nhưng nó vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết hợp font thành công. Phông chữ mạnh mẽ nhất khi được sử dụng trong sự đối lập và hỗ trợ các phông chữ khác, đặc biệt là các phông chữ tạo nên độ tương phản.
Có hai cách cơ bản để thực hiện việc này: bạn có thể sử dụng hai phông bổ sung từ hai loại ở trên hoặc bạn có thể kết hợp hai kiểu từ cùng một họ font chữ. Ví dụ: sans serifs là một lựa chọn tuyệt vời cho phông chữ phụ của phần tiêu đề, đặc biệt là nếu phông chữ chính của bạn là một serif. Mặt khác, sử dụng phông chữ được in đậm cho phần đầu và phông chữ nhỏ hơn sẽ tạo ra sự tương phản dễ chịu.
Cho dù bạn chọn cách nào, chắc chắn rằng phông chữ của bạn có một hệ thống phân cấp thích hợp. Phân cấp kiểu chữ là thứ tự các phông chữ để truyền đạt tốt nhất những thông tin bạn cần người đọc hiểu.
Thương hiệu nào thì phù hợp với font chữ nào?
Chọn phông chữ cũng giống như chọn ra một bộ trang phục. Bạn có thể mặc bất cứ thứ gì trong một cửa hàng, nhưng bạn phải học cách xem xét xem điều gì thực tế cho nhu cầu của bạn và những gì tốt nhất cho phong cách cá nhân của bạn. Mặc dù không thể nói rằng phông chữ nào sẽ là sự lựa chọn tồi, nhưng một số sẽ không thích hợp.
Nếu bạn là một công ty tài chính, có thể sẽ không thích hợp khi sử dụng một phông chữ trang trí gợi lên tính nghệ thuật và không trang trọng. Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhiếp ảnh đám cưới bạn có thể muốn sử dụng một phông chữ tạo sự lãng mạn . Gần đây các thương hiệu đã chuyển sang các phông chữ cổ điển hơn (chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng phổ biến của Helvetica). Điều này có thể nhàm chán nhưng sẽ không bao giờ có nguy cơ một khách hàng tiềm năng quay lưng.
Font chữ miễn phí và font chữ phải trả tiền
Nếu bạn đang phải cố gắng tự xây dựng thương hiệu, bạn có thể bị cám dỗ bởi những phông chữ miễn phí, vì có hàng ngàn và hàng nghìn font chữ sẵn có trên internet. Nhiều lựa chọn trong số chúng rõ ràng và có thể phục vụ tốt cho thương hiệu của bạn. Hãy lựa chọn kĩ càng và đánh giá chúng cẩn thận. Như đã đề cập ở trên, bạn có thể thấy bạn sẽ cần nhiều trọng số khác nhau (đậm, nửa đậm, nghiêng, vv) mà các phông chữ miễn phí thường không có. Nhiều phông chữ miễn phí không có ký tự mở rộng cho ngoại ngữ và tiền tệ; một số khác thậm chí không có dấu nháy và dấu gạch ngang!
Đối với việc sử dụng cho web, Google Fonts cung cấp các kiểu chữ với mã nguồn mở để bạn có thể sử dụng trên bất kỳ trang web nào, ngay cả khi đó là dành cho doanh nghiệp. (Họ cũng có một công cụ kết hợp có thể giúp bạn xem những phông chữ mà những người khác đang kết hợp với nhau).
Các font chữ cần tránh khi sử dụng cho thương hiệu
Quy tắc quan trọng nhất của font chữ dùng cho thương hiệu là sự rõ ràng. Vì điều này sẽ làm cho người đọc thoải mái khi xem. Hãy lựa chọn các font chữ vượt thời gian và có vẻ cổ điển, gợi nhắc đến những bài đọc trong sách giáo khoa thời trung học. Đừng chọn những phông chữ gắn liền với một thương hiệu khác – chỉ vì ai đó đã tạo ra một bộ font Disney và cho phép tải miễn phí. Điều này không có nghĩa là bạn nên sử dụng phông chữ đó, kể cả khi nó hợp pháp.