Loài cá phát huỳnh quang đỏ

Loài cá phát huỳnh quang đỏ

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng đỏ chính là màu ưa thích của nhiều loài cá, và một số loài phát huỳnh quang màu sặc sỡ.

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu luôn cho rằng đỏ là màu “không hợp mốt” trong vương quốc dưới nước, vì bước sóng màu đỏ của mặt trời bị hấp thụ bởi nước biển gần bề mặt, theo Nico Michiels thuộc đại học Tübingen, Đức. Ông là người chỉ đạo nhóm nghiên cứu.

Điều đó có nghĩa rằng những vật thể có màu đỏ trong không khí hoặc trong vùng nước nông sẽ có màu xám hoặc đen ở độ sâu dưới 33 phút (10 mét). Không giống ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh xuyên sâu hơn vào trong nước, và đó là lý do nước biển có màu xanh. Tuy nhiên loài cá đã tìm ra cách để có được màu đỏ ưa thích của mình. 

Loài cá phát huỳnh quang đỏ

Huỳnh quang đỏ của cá mào cao ba vây, hoặc Enneapterygius pusillus, có thể quan sát được qua bộ lộc màu đỏ (bên phải). Loài cá này có màu xám đục dưới áng sáng tự nhiên. (Ảnh: Nico Michiels et al)

Kết quả nghiên cứu mới, được công bố trên số tới của tạp chí BMC Ecology, cho thấy “huỳnh quang màu đỏ rất phổ biến ở những loài cá biển”.

Michiels phát hiện ra loài cá tỏa màu đỏ một cách tình cờ khi đang lặn tại Vịnh Mangrove thuộc Biển Đỏ (vùng nước mặn nằm giữa châu Phi và bán đảo Ả-rập_, nơi ông đang nghiên cứu độ sâu mà ánh sáng đỏ có thể thâm nhập vào nước biển. Ông sử dụng kính đặc biệt chỉ cho phép nhìn thấy mà đỏ. Và ông đã rất bất ngờ khi nhìn thấy những đốm màu đỏ vòng quanh mắt, chạy khắp cơ thể hoặc bao phủ một vây duy nhất của nhiều loài cá.

Michiels cho biết: “Những loài nổi bật nhất có huỳnh quanh đỏ bao quanh mắt hoặc toàn bộ cơ thể như phát sáng rực rỡ”. 

Loài cá phát huỳnh quang đỏ

Cá hàng chái, Pseudocheilinus evanidus (Labridae), tỏa ánh sáng đỏ trên toàn bộ cơ thể. Hình ảnh con cá dưới ánh sáng tự nhiên (bên trái) và qua bộ lọc màu đỏ (bên phải).(Ảnh: Nico Michiels et al)

Ánh sáng màu đỏ có thể là một hình thức liên lạc riêng hoặc một tín hiệu thu hút, Michiels cho biết, tuy nhiên ông chưa có bằng chứng rõ ràng. Vì ánh sáng đỏ phát ra từ chính những con cá, và không bị lọc qua bề mặt nước, nên ở khoảng cách gần có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này.

Michiels phát biểu trên LiveScience: “Chúng tôi tin rằng chúng tôi là những người đầu tiên phát hiện huỳnh quang màu đỏ ở cá, và nhìn nhận đó như một hiện tượng quan trọng ở cá nước sâu”. 

Loài cá phát huỳnh quang đỏ

Tảo đá vôi, một loài Amphiroa, phát huỳnh quang màu đỏ (ảnh bên phải) khi được quan sát qua bộ lọc màu đỏ. Đây là loài tảo hấp thụ canxi từ nước để phát triển. (Ảnh: Nico Michiels et al)

Rất nhiều loài cá đã thể hiện khả năng phát huỳnh quang màu xanh dương và xanh lục. Năm 2005, một họ hàng của loài mực được nhận biết là một loài phát huỳnh quang màu đỏ. (Trên thực tế, mực không phải là một loài cá).

Huỳnh quang xuất hiện khi ánh sáng được hấp thụ ở một bước sóng rồi phát ra ngay lập tức ở một bước sóng khác. Trong trường hợp hùynh quang đỏ, những con cá hấp thụ ánh sáng xanh rồi tỏa ra ánh sáng đỏ.

Michiels dự đoán rằng phát huỳnh quang màu đỏ là một hiện tượng phổ biến ở loài cá nước sâu cũng như các loài cá khác. Kể từ phát hiện đầu tiên cho đến nay, ông đã phát hiện ra một số loài phát ra ánh sáng khác ở Địa Trung Hải.

 

Theo Trà Mi (LiveScience)