Dựa vào sự liên hệ giữa dây thần kinh với các vị trí trên cơ thể, dân gian đã đúc kết ra những mẹo chữa bệnh cực hay mà bạn có thể áp dụng dễ dàng.
-
1
Ngứa họng
Khi cổ họng của bạn bị ngứa, bạn không thể chạm tay vào đó để gãi được, và điều này thật khó chịu. Thay vào đó, bạn hãy thử dùng tay gãi nhẹ ở vùng tai. Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, chúng sẽ tạo ra một cơn co thắt cơ trong cổ họng của bạn, khiến bạn giảm cơn ngứa cổ họng.
Tham khảo thêm: Những cách chữa ho, viêm họng hiệu quả không cần thuốc
Nếu cổ họng bị ngứa hãy dùng tay gãi nhẹ ở tai
-
2
Bị đau răng
Phần mu bàn tay phía dưới ngón tay cái được các nhà khoa học khẳng định là có liên hệ với các dây thần kinh ở răng miệng. Do đó, khi bị đau răng, dùng một viên đá chườm vào vùng dưới ngón tay cái sẽ giảm đau hiệu quả.
-
3
Khi căng thẳng, dùng miệng thổi vào đầu ngón tay cái
Đầu ngón tay cái là nơi tập trung dây thần kinh dẫn truyền tới não bộ. Khi bạn căng thẳng, dùng miệng thổi vào đầu ngón tay cái, kích thích này sẽ được dây thần kinh thụ cảm dẫn truyền đến não và nhờ đó giúp cải thiện tình trạng.
-
4
Bị tê tay chân
Ở tay và chân đều có các dây thần kinh dẫn truyền tới não. Nếu bạn giữ quá lâu một tư thế sẽ dễ dẫn đến tê tay, chân. Lúc đó, hãy lắc mạnh đầu qua mỗi bên để kích thích dây thần kinh ở các chi, tái vận động lại nhằm giảm nhanh cơn tê chân, tay.
-
5
Lỡ ăn quá nhiều vào ban đêm
Khi đã lỡ ăn nhiều thức ăn trước khi ngủ, bạn nên nghiêng bên trái khi đặt mình lên giường để tránh hiện tượng trào ngược axit trong dạ dày. Đây cũng là tư thế nằm tốt nhất cho hoạt động của bao tử.
Ban đêm nếu lỡ ăn quá nhiều hãy nằm nghiêng bên trái
-
6
Nghẹt mũi nặng, viêm mũi dị ứng
Dù bạn bị nghẹt mũi nặng đến đâu, bị viêm mũi dị ứng, chỉ cần dùng lá ngải cứu để xông mũi sẽ đỡ hẳn. Cách làm như sau:
Cây ngải cứu vừa có hoa, hái lá về phơi trong bóng râm mát, nơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ đến khi khô (không phơi ngoài nắng làm giảm chất lượng ). Tán nhỏ lá khô hoặc vò bằng tay liên tục đến khi tơi mềm, loại bỏ gân lá, lấy giấy cuộn thành điếu thuốc, dồn chặt đều, dán hồ để khỏi bung, gấp hai đầu kín để dành dùng dần.
Bị nghẹt mũi dùng lửa châm vào đầu điếu thuốc ngải cứu, hơ từ giữa trán (huyệt 103) đến đều đôi lông mày (huyệt 26).
Bị viêm mũi dị ứng , hơ lên các huyệt 1, 2, 3, 4, 5 (huyệt số 1 là huyệt nằm giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của hai con đường kéo từ chót hai vành tai lên; huyệt số 2 và 3: nằm trước và sau huyệt số 1 khoảng 2cm; huyệt số 4 và 5: nằm hai bên huyệt số 1, cách mỗi bên ra 2cm). Chú ý, hơ cách da đầu 1,5 cm và dùng một tay giữ ẹp tóc để tránh cháy tóc.
Tham khảo thêm: Bí quyết đẩy lùi viêm mũi dị ứng
-
7
Tê liệt bả vai
Dây thần kinh ở đầu chân mày được chứng minh là có mối liên hệ với khu vực bả vai. Nên nếu bạn bị tê liệt bả vai, hãy dùng ngón tay gõ nhiều lần lên đầu chân mày, cùng chiều với bên bị đau để kích thích vận động ở bả vai, làm giảm cơn tê.
-
8
Cổ tay bị đau
Nếu cổ tay bạn không may bị trật khớp, bong gân hoặc chấn thương gây đau, hãy dùng ngón tay trỏ gõ nhiều lần lên đuôi chân mày (nơi bạn miết tay vào thấy chỗ hõm) cùng chiều với bên đau, sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể.
-
9
Bị trật khớp hoặc bong gân ở mắt cá chân
Đối với vùng mắt cá chân khi bị trật hoặc bong gân, bạn hơ nóng vùng mắt cá tay cùng chiều với bên trật sẽ giảm đau nhanh chóng. Đây là phương thức các vận động viên chuyên nghiệp vẫn sử dụng.
-
10
Bị chuột rút
Khi bị chuột rút, chỉ cần duỗi thẳng bàn chân cho căng trong vài phút hoặc day mạnh cườm tay lên bắp tay cùng chiều nhiều lần.
-
11
Bị tê gót chân
Khi bị tê gót chân, hãy chọn điểm tương ứng đối xứng bên gót chân kia và hơ nóng thì sẽ khỏi.
-
12
Đau nhức đầu gối
Nếu đầu gối của bạn đột nhiên đau nhức, hãy hơ nóng khuỷu tay cùng bên trong vài phút, cơn đau sẽ giảm hẳn.
-
13
Bị táo bón
Nếu bị táo bón lâu ngày, dùng ngón tay lăn quanh miệng từ mép phải vòng lên qua đến mép trái và lăn tiếp vào giữa, kéo xuống cằm hoặc dùng tay xoa bụng vài lần theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột.
-
14
Đau nhức đầu
Nếu bạn cảm thấy đầu vô cùng đau nhức hoặc chỉ hơi đau nhức, hãy nắm bàn tay trái lại và hơ trên điếu thuốc ngải cứu (giống như chữa viêm mũi dị ứng) sẽ khỏi ngay.
Cách hơ cụ thể như sau:
Hơ mu bàn tay trái bên phải, nếu đau nửa đầu bên phải.
Hơ mu bàn tay trái bên trái, nếu đau nửa đầu bên trái.
Hơ cổ tay trên, nếu đau sau gáy.
Hơ ụ xương cao nhất, nếu đau đỉnh đầu.
Hơ thái dương đối xứng, nếu đau thái dương.
Hơ các đốt cuối các ngón, nếu đau trán.
Hơ quanh mu bàn tay, nếu đau cả đầu.
Quấn ngải cứu như điếu thuốc để hơ giúp chữa được nhiều bệnh
-
15
Mất ngủ dài ngày
Nếu bạn bị mất ngủ dài ngày, hãy xoa lòng bàn chân ấm trước khi ngủ. Sau đó dùng ngón tay giữa gõ nhiều lần vào đầu đôi lông mày. Sau ít phút, tâm thần ổn định bạn sẽ ngủ ngon.
-
16
Bị chướng bụng
Khi bị chướng bụng, hãy dùng lá ngải cứu hơ rốn nếu ở nhà. Bằng không, hãy ra chỗ vắng người, dùng tay lăn bờ môi trên một lúc, sau khi xì hơi, bạn sẽ hết chướng.
-
17
Bị bí tiểu
Khi bị bí tiểu, dùng ngón tay cái giữ chân cằm và dùng ngón trỏ miết ụ cằm nhiều lần theo hướng từ trên xuống vài lần.
-
18
Bị nấc cụt
Nếu bạn bị nấc cụt, dùng ngón tay trỏ gõ nhiều lần lên đầu sống mũi, nơi hai đầu chân mày chau vào nhau, sau đó vuốt thật mạnh từ đầu cánh mũi trái đến chân cánh mũi chừng hơn chục lần thì nấc cụt sẽ khỏi.
-
19
Bị đau bụng
Khi bị đau bụng, hãy dùng điếu ngải hơ lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh rốn và môi trên sẽ khỏi.
-
20
Bị đau bụng kinh
Đau bụng kinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi tới ngày. Nếu bạn bị đau bụng kinh âm ỉ, chỉ cần dùng tay lăn môi trên nhiều lần sẽ đỡ hẳn.
-
21
Huyết áp tăng
Khi bị tăng huyết áp, hãy dùng ngón tay út ấn vào sau loa tai bên trái nhiều lần, sẽ giúp huyết áp giảm xuống.
-
22
Tụt huyết áp
Khi bị tụt huyết áp, hãy dùng ngón tay út ấn vào vị trí đầu nhân trung cuối mũi. Việc làm này sẽ làm cho người bị tụt huyết áp lấy lại sức của mình.
Tham khảo thêm: Cách chữa hóc xương cá cực hay bằng mẹo dân gian