Hăm tã là một trong số những bệnh mà trẻ sơ sinh hay gặp. Hăm tã phát triển nặng hơn cũng sẽ chuyển biến thành những nốt như rôm sảy.
Khi bị hăm tã, trẻ cũng sẽ rất khó chịu. Do đó, cha mẹ cần có những cách xử lý kịp thời bệnh hăm tã của trẻ để chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ không bị đảo lộn.
– Đầu tiên, mẹ cần phải rửa sạch mông và rửa sạch bẹn cho trẻ thường xuyên, nhất là sau khi sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu bởi lúc này có rất nhiều vi khuẩn, sau khi rửa xong bạn cần phải lau khô chứ không được để cho mông và bẹn của bé bị ẩm, sẽ càng hăm nặng hơn.
– Cha mẹ phải luôn luôn để mông và bẹn của trẻ thoáng mát nhiều lần trong ngày. Không cần phải lúc nào cũng quấn tã chặt, phải có những lúc để thoáng ra cho da chỗ đó khô thoáng.
– Nếu như tay của mẹ bẩn khi rửa mông, rửa bẹn cho bé dễ dẫn đến việc bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, bởi vậy mà cha mẹ nên rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé để tránh mông và bẹn của bé bị hăm nặng hơn.
– Với các loại tã lót của bé, bạn nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi hoặc là các loại tã lót ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
– Bạn cần phải thay tã thường xuyên cho trẻ, không được để trẻ phải quấn những loại tã bẩn và không đảm bảo vệ sinh.
– Nếu bạn cho bé sử dụng các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. thì hãy đảm bảo chúng được giặt sạch trước khi cho bé dùng. Bạn cần chú ý là các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
Chống hăm da bạn nên theo những bước sau:
– Đầu tiên bạn hãy rửa sạch mông, bẹn bằng xà phòng và nước sạch.
– Sau đó dùng khăn mềm và lau khô da nhẹ nhàng.
– Bạn hãy thoa kem lên vùng da mông và bẹn một lớp mỏng, đừng thoa lớp dày
– Sau đó quân lại tã cho bé.
Để chăm sóc tốt nhất cho trẻ, bạn hãy điều trị cho trẻ đúng cách thì bệnh này sẽ tự nhiên hết thôi, không có gì đáng lo quá.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.