Nỗi sợ bỏ lỡ việc truy cập các phương tiện truyền thông xã hội ở thế hệ trẻ được gọi tắt là FOMO khiến các thanh thiếu niên đang chịu một áp lực rất lớn khi muốn duy trì việc truy cập vào mạng xã hội càng lâu càng tốt.
Nghiên cứu cho thấy, ước tính khoảng 90% thanh thiếu niên tham gia phương tiện truyền thông xã hội và những người thường dán mắt vào máy tính trong ban đêm đang có nguy cơ phát triển các vấn đề về tình cảm.
Tiến sĩ Heather Cleland Woods, đến từ Đại học Glasgow, Anh cho biết: “Tuổi vị thành niên là một thời kỳ dễ tổn thương trước căn bệnh trầm cảm và lo âu cũng như chất lượng giấc ngủ kém đi.”
Nghiên cứu của bà đã được trình bày tại một hội nghị về tâm lý xã hội Anh diễn ra ở Manchester. 467 thanh thiếu niên đã được hỏi về việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong cả ngày và trong thời gian ban đêm của họ.
Nghiên cứu cũng đã đánh giá chất lượng giấc ngủ và những áp lực mà họ phải chịu khi tham gia các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và WhatsApp liên tục.
Các thanh thiếu niên tiết lộ họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội mọi lúc mọi nơi và đặc biệt vào ban đêm. Điều này đã có một tác động “đáng kể tới chất lượng của giấc ngủ, cũng như liên quan tới bệnh trầm cảm và lo âu.”
Tiến sĩ Cleland Woods nói thêm: “Trong khi việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội dễ có tác động tổng thể về chất lượng giấc ngủ, những người thường xuyên ngồi vào ban đêm lại chịu sự ảnh hưởng đặc biệt.”
Nghiên cứu gần đây của các quan chức y tế công cộng ở Canada cũng tìm thấy sự liên quan giữa việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và các vấn đề tâm lý.
Một nghiên cứu thực hiện với 700 học sinh trường trung học ở Ottawa phát hiện ra rằng những người có sức khỏe tâm thần kém 3 lần thường sử dụng các trang mạng xã hội nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày so với những người không có vấn đề tương tự.
Thụy Du – (Dịch theo DM)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.