Trái đất đang đẩy Mặt trăng rời xa mình với tốc độ nhanh nhất trong hơn 50 triệu năm qua.
Đây là kết quả được nhà nghiên cứu người Mỹ Matthew Huber, thuộc đại học Purdue, Mỹ, cùng cộng sự công bố. Ông này cho biết, mô hình của ông về sự ảnh hưởng của thủy triều lên quỹ đạo Mặt trăng đã giúp tìm ra được tuổi thật của thiên thể này, điều vẫn còn gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học.
Trọng lực của Mặt trăng tạo ra hiện tượng lên, xuống hàng ngày của thủy triều trên Trái đất. Chính hiện tượng này là đã làm mất mát năng lượng của cả 2 hành tinh. Nó khiến Trái đất quay chậm hơn quanh trục của mình và khiến quỹ đạo Mặt trăng bị mở rộng với tốc độ khoảng 3,8cm/năm. Nếu như tốc độ này không hề thay đổi, thì Mặt trăng của chúng ta có “tuổi thọ” là 1,5 tỉ năm, nhưng một số đá Mặt trăng là 4,5 tỉ năm.
Mặt trăng đang rời xa Trái đất với tốc độ nhanh nhất trong vòng 50 triệu năm qua.
Huber và nhóm nghiên cứu của mình đã thu thập dữ liệu về độ sâu của đại dương và đường lục địa đã tồn tại 50 triệu năm trước để tạo ra mô hình thủy triều cổ đại. Mô hình này cho thấy nguồn năng lượng đã bị tiêu hao trước đây chỉ bằng một nửa so với hiện nay.
Điều này đồng nghĩa với việc Trái đất cũng từng “đẩy” Mặt trăng xa rời khỏi mình, nhưng với tốc độ chậm hơn.
Theo Kien Thuc, UPI