Mặt Trăng sẽ không còn yên tĩnh

Mặt Trăng sẽ không còn yên tĩnh

Trong năm nay và năm tới, Mặt trăng – vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất – sẽ không còn là chốn yên tĩnh bởi sau châu Âu, một loạt nước châu Á, Nga và Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch phóng tàu thăm dò trở lại quỹ đạo của hành tinh này.

Mở đầu là Trung Quốc. Tháng 4 tới, quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ gia nhập câu lạc bộ thám hiểm Mặt trăng khi phóng tên lửa Trường Chinh 3A mang theo tàu Chang’e I hướng đến hành tinh có quỹ đạo cách Trái đất 384.400km. Tàu sẽ lượn quanh quỹ đạo Trái đất khoảng 8 giờ trước khi khởi hành chuyến bay đến Mặt trăng ước tính sẽ kéo dài hơn 110 tiếng.

Theo các nhà hoạch định chương trình vũ trụ Trung Quốc, trong 1 năm hoạt động trên quỹ đạo Mặt trăng, Chang’e I sẽ chụp hình 3 chiều bề mặt Mặt trăng, thăm dò sự phân bổ của 14 nguyên tố hữu dụng, đo nhiệt độ, ước lượng độ dày của vỏ Mặt trăng đồng thời nghiên cứu môi trường không gian giữa Trái đất và vệ tinh này. Dự án Chang’e I với kinh phí 175,5 triệu USD là bước khởi đầu của chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc. Tổng công trình sư Luan Enjie cho biết ngay sau khi Chang’e I hoàn thành sứ m

Mặt Trăng sẽ không còn yên tĩnh

Tàu SELENE sẽ thám hiểm Mặt trăng 
(Ảnh: Nineplanets)

ệnh, nước này sẽ triển khai tiếp dự án robot tự hành lên Mặt trăng, dự kiến sẽ được phóng trong 10 năm nữa.

Mùa hè này, Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) có kế hoạch phóng tàu SELENE (theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là Mặt trăng) để thu thập dữ liệu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về nguồn gốc và quá trình tiến hóa của hành tinh ngoài Trái đất duy nhất từng in dấu chân con người cách đây 38 năm. Theo JAXA, đây sẽ là sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng lớn nhất kể từ khi chương trình Apollo đưa người lên Mặt trăng của Mỹ kết thúc năm 1972.

Trưởng dự án SELENE Yoshisada Takizawa tiết lộ tàu sẽ ứng dụng trang thiết bị kỹ thuật tối tân để “ngắm Chị Hằng” suốt 12 tháng. Hệ thống 14 bộ cảm biến có thể xác định vị trí phân bố của các nguyên tố và khoáng chất trên Mặt trăng, cấu trúc bề mặt và bên dưới, trọng trường, dấu vết từ trường, và môi trường của các phân tử khí plasma của Mặt trăng. Bên cạnh dự án SELENE, các nhà lãnh đạo chương trình vũ trụ Nhật Bản dự định sẽ xin ý kiến chính phủ triển khai những bước tiếp theo của mục tiêu chinh phục Mặt trăng. JAXA đang tham vọng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các sáng kiến quốc tế về thám dò Mặt trăng.

Tại Hội nghị Thám hiểm Vũ trụ lần 2 tại Houston tháng trước, Cơ quan quản trị Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố Chiến lược Thám hiểm quốc tế, trong đó xác định Mặt trăng không chỉ là “điểm đến thuần túy”. Với sự góp sức của hơn 1.000 người trên khắp thế giới cùng chuyên gia vũ trụ của 14 nước, dự án này đang được NASA kỳ vọng sẽ là nền tảng để thiết lập một trạm nghiên cứu vĩnh cửu trên Mặt trăng theo mô hình Trạm Không gian quốc tế (ISS). Theo bà Shana Dale – Phó giám đốc NASA, hiện nay, ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga cũng đang thực hiện chương trình phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo Mặt trăng, trong đó đáng chú ý là dự án tàu Chandrayaan-1 của Ấn Độ. Bản thân NASA cũng đang xúc tiến kế hoạch tàu Lunar Reconnaissance – dự kiến sẽ được phóng vào tháng 10 năm sau.

Mặt Trăng sẽ không còn yên tĩnh

Mẫu đá 4,4 tỉ năm này được các phi hành gia của chương trình tàu Apollo thu thập trên cao nguyên Mặt trăng cách đây hơn 30 năm, nay vẫn còn được các nhà khoa học nghiên cứu. (Ảnh: Nineplanets)

HUỲNH ANH

 

Theo Chinaview, Nineplanets.org, Báo Cần Thơ