Theo tính toán của các nhà thiên văn thuộc Đại học Sussex, trái đất sẽ bị mặt trời nuốt chửng trong vòng 7.6 tỉ năm tới nếu quỹ đạo của trái đất không thay đổi.
Tiến sĩ Robert Smith cho biết nhóm nghiên cứu trước đây đã tính được trái đất sẽ thoát khỏi cảnh bị hủy diệt hoàn toàn mặc dù bị méo mó và đốt cháy thành than. Nhưng những tính toán này không tính đến ảnh hưởng của sức kéo do bầu khí quyển ngoài cùng của mặt trời gây ra.
Tiến sĩ cho biết: “Chúng tôi từng chỉ ra rằng khi mặt trời bành trướng ra, nó sẽ mất trọng lượng hình thành nên những cơn gió mạnh, mạnh hơn gió mặt trời hiện tại. Điều này sẽ làm giảm trọng lực của mặt trời lên trái đất và khiến quỹ đạo của trái đất di chuyển ra phía ngoài, đi trước mặt trời.”
Nếu đó là tác động duy nhất thì trái đất sẽ thoát khỏi cảnh đổ nát hoàn toàn. Tuy nhiên, bầu khí quyển loãng bên ngoài của mặt trời mở rộng rất xa khỏi bề mặt nhìn thấy được của mặt trời, và hóa ra trái đất thực chất đang đi theo quỹ đạo trong những lớp ngoài rất loãng này. Sự kéo đi do khí loãng đủ để khiến cho trái đất trôi vào bên trong, cuối cùng bị “nuốt” và bị mặt trời làm cho bốc hơi.
(Ảnh: iStockphoto/Sunagatov Dmitry) |
Công trình mới này được hợp tác với Tiến sĩ Klaus-Peter Schroeder, từng thuộc Đại học Sussex và hiện nay công tác tại Khoa thiên văn. Đại học Guanajuato ở Mexico.
Sự sống trên trái đất có khả năng biến mất trước mốc thời gian 7.6 tỉ năm. Các nhà khoa học đã chứng tỏ sự bành trướng dần dần của mặt trời sẽ làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên. Đại dương bốc hơi và bầu khí quyển sẽ đầy hơi nước, một loại khí nhà kính tác động lớn không kém CO2. Cuối cùng, đại dương sẽ khô hạn và hơi nước sẽ thoát ra không gian. Trong vòng vài tỉ năm nữa, trái đất sẽ là một quả cầu nóng, khô hạn và không thể ở được nữa.
Liệu số phận này có ngăn chặn được không? Giáo sư Smith nhắc đến một dự án đáng chú ý do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Santa Cruz đề xuất. Dự án đề xuất việc tận dụng tác động trọng lực bằng một thiên thạch lớn để đẩy trái đất quỹ đạo của trái đất ra phía ngoài của mặt trời. Quá trình đẩy trái đất này cần lặp lại sau khoảng 6000 năm nhằm tránh mọi rủi ro cho trái đất và giúp duy trì sự sống cho trái đất trong ít nhất 5 tỉ năm nữa, thậm chí có thể qua được giai đoạn đỏ kéo dài của mặt trời.
Giáo sư cho biết thêm: “Điều này cứ như là chuyện khoa học viễn tưởng. Nhưng dường như đòi hỏi nguồn năng lượng có thể được đáp ứng và khoa học kỹ thuật sẽ được phát triển trong vài thế kỷ tới.” Tuy nhiên, đây là giải pháp đầy tính rủi ro, một lỗi tính toán nhỏ, thiên thạch cũng sẽ đâm vào trái đất và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một giải pháp an toàn hơn là xây dựng một đội “bè cứu sinh” liên hành tinh có thể tự di chuyển ra khỏi tầm với của mặt trời nhưng cũng đủ gần để sử dụng nguồn năng lượng của nó.
Theo Tuệ Minh (ScienceDaily)