Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết: hiệu ứng làm mát của các đám mây đã bị phóng đại quá mức trước kia.
Những đám mây sẽ không làm chậm được quá trình biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết: hiệu ứng làm mát của các đám mây đã bị phóng đại quá mức trong các nghiên cứu trước kia.
Những đám mây chỉ có một vai trò nhỏ trong việc làm chậm sự nóng lên của Trái Đất. (Nguồn: SNews).
Trước đây các nhà khoa học cho rằng, những đám mây có thể đóng một vai trò nhất định trong việc làm chậm sự nóng lên toàn cầu bằng cách phản xạ các tia nắng mang năng lượng Mặt Trời ngược trở lại không gian. Khi nhiệt độ tăng lên, những tinh thể băng ở trong mây sẽ chuyển sang dạng lỏng, những đám mây chứa nhiều nước và băng sẽ trở nên sáng hơn. Do đó mây phản xạ ánh sáng Mặt Trời tốt hơn, và góp phần hạn chế quá trình tích tụ nhiệt trên bề mặt Trái Đất.
Tuy nhiên, phân tích dữ liệu quan sát mây trong bảy năm qua của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Yale (Mỹ) kết luận rằng những đám mây chỉ góp một phần nhỏ trong quá trình làm chậm lại sự nóng lên của Trái Đất so với quan niệm trước đây, bởi thực tế trong các đám mây không có nhiều tinh thể băng.
“Khi nồng độ khí carbon dioxide (CO2) và nhiệt độ tăng lên, hàm lượng nước hóa lỏng trong những đám mây sẽ tăng” – ông Ivy Tan, nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết thêm. Cũng theo nhóm nghiên cứu, chính vì lí do này, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng nhanh hơn dự kiến (đến 25%).
Theo tgvn