Mẹo chi tiêu tiết kiệm của các bà nội trợ sau Tết

Mẹo chi tiêu tiết kiệm của các bà nội trợ sau Tết - 1

Từ sau Tết, thực phẩm, dịch vụ đều tăng giá, các bà nội trợ cần bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu:

  • 1

    Tiết kiệm cho tiêu sau Tết thời bão giá

    Chị Hạnh cười vui khi kể về “liều thuốc chống đau tim lúc tăng giá” bằng một chiêu cực hiệu quả: “Tiết kiệm ngay từ cái nhỏ nhất trong sinh hoạt gia đình”.

    Trước, chị thường ngủ dậy muộn, rồi đi làm ngay. Mỗi ngày để 40 nghìn tiền ăn sáng cho hai đứa con trên bàn ăn, để các con tùy ý ăn món gì chúng thích. Nhưng từ sau Tết, thực phẩm, dịch vụ đều tăng giá, chị bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu. “Sau Tết cũng cho 2 đứa nhỏ tiền ăn sáng như mọi lần, nhưng lần nào chúng cũng kêu ăn hết tiền mà vẫn thấy đói, 20 nghìn ăn chẳng bõ bèn gì. Mình cũng giật mình thấy đúng…”.

    Để các con có được bữa sáng no, lại đảm bảo an toàn, hàng sáng chị cố gắng dậy sớm hơn, ra chợ mua đồ về nấu nướng cho hai đứa con. “Mỗi buổi sáng mình đều đổi món, chỉ đơn giản nhiều ngày là cơm rang, bánh mì, bún, phở… nhưng hai đứa nhỏ ăn rất ngon lành. Thực hiện trong vòng một tháng, gia đình chị cũng tiết kiệm được một khoản tiền kha khá”, chị Hạnh cho hay.

      Mẹo chi tiêu tiết kiệm của các bà nội trợ sau Tết - 1

  • Quản lý chi tiêu sau tết thời bão giá

  • Chị Phương Anh cho biết nhà chị có 5 người, giá mỗi bát phở là 20.000 đồng, tính ra tiền ăn sáng của gia đình chị cũng 100.000 đồng một ngày.

    Từ khi bão giá, chị chịu khó dậy sớm một chút để chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà. Ăn sáng ở nhà vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh vừa giảm được một nửa chi phí, chị tâm sự.

    Nhiều nhân viên văn phòng cũng bỏ thói quen ra ngoài ăn trưa bằng cách chuẩn bị cơm hộp ở nhà rồi mang theo. Cơ quan nào nhiều người mang cơm thì tự góp tiền mua tủ lạnh, lò vi sóng. Khi tới cơ quan họ bỏ vào tủ lạnh, tới giờ ăn thì cho hộp cơm vào lò vi sóng vài phút.

    Ngoài ra, còn nhiều kế sách giảm chi tiêu khác như chuyển từ dầu ăn đóng chai sang dùng loại chiết can bán lẻ khi giá dầu đóng chai liên tục tăng (giá mỗi lít dầu ăn can rẻ hơn so với dầu ăn đóng chai từ 8.000 đến 12.000 đồng một lít), thịt lợn tăng thì chuyển sang ăn thịt gà hoặc tăng cường các bữa ăn chay.

    Nhà chồng ở Bắc Ninh, mỗi tuần vợ chồng chị Hiền lại về quê thăm bố mẹ một lần. Nhà chồng có mảnh đất ruộng khá lớn, từ lâu chuyển sang trồng các loại cây, rau thêm thực phẩm cho bữa ăn: “Mỗi tuần về chơi là mẹ chồng lại chuẩn bị cho các túi lớn nhỏ đựng các loại rau, loại quả nhà trồng được. Mang lên để tủ lạnh ăn dần, vừa đảm bảo chất lượng, lại tiết kiệm được một khoản tiền mua rau xanh vốn đang đắt đỏ”.

    Hồng thì thường có thói quen… giữa trưa ở cơ quan ra tiệm làm tóc, gội đầu, tiện thể nhiều khi Hồng lại vẽ luôn móng chân, móng tay. “Mỗi trưa ở cơ quan đi gội đầu, làm móng cũng mất trăm nghìn. Nên từ bây giờ, mình lên kế hoạch gội đầu thường xuyên tại nhà, cũng tiết kiệm được khá nhiều tiền trong một tháng đấy. Giá cả tăng, mọi chi tiêu cũng phải thắt chặt, thời “thắt lưng buộc bụng”, khoản gì không cần thiết, có thể tự làm được thì mình đành phải tiết kiệm thôi”, Hồng chia sẻ.

  • 2

    Mua lợn đất,  quản lý chi tiêu sau tết  bằng phần mềm máy tính

    Chị Phương thường để ý trong gia đình mình, rất nhiều tờ tiền lẻ 500 đồng, 1.000 đồng vương vãi nhiều nơi, nhiều khi thấy tờ tiền lẻ nên không ai để ý đến. Chị bèn sắm một con lợn đất, mỗi lần đi chợ thừa tiền lẻ, chị đều bỏ vào nuôi lợn. Mỗi ngày quy định bỏ vào một số tiền nào đó, coi như tiết kiệm được một khoản nho nhỏ. “Cũng nhờ những tờ lẻ này, mà năm vừa rồi đập lợn đất cũng được vài triệu đồng. Năm nay mình lên kế hoạch cho cả nhà cùng tham gia tiết kiệm”.

    Trên nhiều diễn đàn, các mẹ cùng chia sẻ với nhau cách thức quản lý chi tiêu bằng các phần mềm riêng dành cho gia đình. Mẹ Ngọc, một bà nội trợ cho hay: “Thời bão giá, ra chợ mà cứ giật mình thon thót, thế nhưng tôi không giỏi quản lý chi tiêu trong gia đình nên lương tháng của hai vợ chồng rất khá, mà chẳng để được đồng nào”.

     Mẹo chi tiêu tiết kiệm của các bà nội trợ sau Tết - 2

    Cùng chồng giải quyết bài toán thu chi trong gia đình

    Dùng phần mềm quản lý chi tiêu hàng tháng trên excel chị thấy thật sự hiệu quả. “Trước khi chưa làm cái bảng này thì cứ tính mỗi tháng sinh hoạt hết khoảng bao nhiêu, đến lúc so sánh với thông tin tài khoản rút ở ngân hàng mới tá hỏa vì không hiểu mình đã tiêu những gì. Nên ghi lại các khoản chi tiêu rõ ràng, thì sẽ điều chỉnh được hợp lý các khoản sinh hoạt cần và không cần thiết”.

    Bảng thu chi của mẹ Ngọc có 12 mục ghi cụ thể: ngày chi tiêu, người chi, chi tiêu cần thiết, không cần thiết, cho ăn vặt, cộng trong ngày… Chính bảng excel rõ ràng này đã giúp mẹ Ngọc cân bằng được các khoản thu chi trong chính gia đình mình, và tiết kiệm được một khoản không nhỏ trong tài khoản hàng tháng.