Đường hoặc mật ong: Khi nếm thử thấy món ăn quá cay, có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong vào vì gia vị ngọt giúp trung hòa vị cay. Tuy nhiên, chỉ nên cho vừa đủ tránh trường hợp cho quá nhiều, món ăn bị ngọt, hoặc có vị ngang ngang khó chịu.
Thêm độ chua: Nếu trong gia đình có người kiêng ăn ngọt, giải pháp tạm thời được áp dụng ở đây là tăng thêm độ chua để chữa cháy món ăn cay. Pha nước cốt chanh, giấm gạo hoặc nước sốt cà chua vào món ăn cay sẽ làm giảm bớt độ cay.Rau xanh. Rau xanh có chất xơ và một lượng đường đáng kể sẽ giúp giảm vị cay của món ăn. Khi món ăn quá cay, cà rốt, khoai tây, đậu côve… cần được bổ sung vào sẽ có tác dụng làm giảm bớt vị cay mà món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon. Lưu ý, phải cắt nhỏ rau xanh hoặc các loại củ này để chúng dễ dàng hấp thụ độ cay của món ăn.
Dùng bơ, sữa: Tùy theo món ăn, có thể cho thêm một chút bơ, sữa tươi, hoặc sữa chua vào để làm dịu vị cay.
Thêm nước: Với những món nước, khi lỡ nấu cay quá, cách đơn giản nhất là đổ thêm ít nước lọc hoặc nước dùng vào, nấu sôi trở lại sẽ làm giảm cay. Sau khi cho thêm nước vào, nhớ nêm nếm lại để món ăn vừa miệng hơn.
Nguồn: Theo Thanh Niên
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.