Có nhiều nguyên nhân phát sinh hôi miệng như các viêm nhiễm ở răng miệng, ở đường mũi họng, vệ sinh răng miệng không tốt. Để chữa trị được tận gốc, cần phát hiện chính xác nguyên nhân.
-
1
Hương nhu
Hương nhu là tên chữ Hán (còn có tên là rau é, thạch giải, cẩn nhu, thanh hương chủng, mật phong thảo). Có hai loại là hương nhu tía và hương nhu trắng.
Theo Đông y, hương nhu vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng. Lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.
-
2
Húng chanh
Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, rau thơm, rau thơm lông, tên chữ Hán là Tần thái, Dương tử tô v.v…
Đông y cho rằng, húng chanh vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà…; Chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.
Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.
-
3
Lá ngò gai
Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu…, tên chữ Hán là Dã nguyên tuy…
Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.