Mẹo nhận biết mít tiêm thuốc và mít chín tự nhiên cực đơn giản

0
104
me

Phân biệt bằng cách nhìn mũ của quả mít

Mít chín cây khi bổ ra sẽ có mủ, màu trắng đục. Trong khi đó mít tiêm hóa chất sẽ có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít nhiều hơn bình thường, do tác động kích thích của thuốc. 

Ngoài ra khu vực gần cuống quả mít (chỗ thường để tiêm thuốc kích chín) sẽ bị nhũn thối, trong khi phần đít quả lại vừa chín tới.

Phân biệt bằng cách nhìn múi của quả mít

Đối với mít chín cây, múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít tiêm hóa chất, chín ép thì hoàn toàn ngược lại, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.

Phân biệt bằng cách nhìn vào gai và mắt của quả mít

Quả mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Trong khi đó quả mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.

Phân biệt bằng mùi thơm

me
Mít tiêm thuốc sẽ không có mùi thơm lừng như mít chín cây thậm chí là không có mùi gì. 

Mít tiêm thuốc sẽ không có mùi thơm lừng như mít chín cây thậm chí là không có mùi gì. Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt bùi, đi từ xa đã có thể cảm nhận được mùi thơm của mít.

Tôi khuyên mọi người nên mua mít ở những địa chỉ đáng tin cậy, uy tín như siêu thị hoặc mua trực tiếp tại vườn, tránh mua hàng chợ giá rẻ.

Ăn mít nhiều có bị nóng người không?

Một số người thường có quan niệm rằng, ăn các loại quả chín ngọt như xoài, vải, nhãn, mít, dứa là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ ăn vì sợ mọc mụt nhọt, rôm sảy.

Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì không có loại quả chín nào là nóng cả. Ngay cả như mít, dứa, xoài, vải, nhãn thường có vào mùa hè nóng nực nhưng ăn vào không hề bị nóng.

Theo Thạc sĩ, BS. Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho biết trên Infonet, quả chín là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên quả chín giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất.

Bác sĩ Hải cũng cho biết trên Vnexpress, quan niệm ăn quả chín như mít, dứa, xoài… gây nóng là không chính xác, chỉ với những người thừa cân béo phì hoặc những người bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này, vì hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng. Nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại qảu này, vì hàm lượng đường trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu là nguyên nhân gây tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Như vậy không có loại quả chín nào là nóng mà chí có loại quả chứa hàm lượng đường cao. Bạn nên cho bé ăn đa dạng các loại quả khác nhau sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể trẻ.

Nguồn: Theo Phunutoday/ Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.