Mẹo “săn” đồ cổ độc, lạ, giá tốt để đón Tết

Những ngày sát Tết, rất nhiều hội chợ Tết ở khắp mọi nơi. Nếu bạn loay hoay không biết “săn” đồ cũ thế nào, hãy tham khảo một số mẹo dưới đây của các chuyên gia về nhà và nội thất để lựa được đồ cổ đẹp và ưng ý.
1. Mua ngay và mua luôn ngay cả khi bạn không nhìn tận mắt
Khi bạn đã “kết” một món đồ, hãy tìm mua ngay và mua luôn ngay cả khi bạn không nhìn tận mắt. Các đồ độc thường được nhiều người “săn tìm”, nếu bạn không mua nhanh, chúng có thể thuộc vào người khác và bạn sẽ nuối tiếc. Thậm chí, dù bạn không nên kế hoạch để mua đúng món đồ bạn đang “săn”, đừng ngại chi tiền mua nó khi sự độc đáo và giá trị của nó khiến nhiều người đang khao khát có được.
2. Đi xem đồ trực tiếp
So với việc mua bán online, đi xem đồ trực tiếp sẽ tốt hơn khi mua đồ cổ. Lý do là bởi vì khi bạn xem ảnh đồ vật được chụp trên màn hình máy tính, hình ảnh đó có thể bị chỉnh sửa và không đem lại cái nhìn chân thực nhất về đồ vật bạn cần mua. Thay vì vậy, hãy đi đến nơi cần mua và xem đồ trực tiếp. Ở đó, bạn có thể tìm thêm các đồ vật khác và tiện trao đổi giá cả với người bán.
3. Đi bất cứ đâu để “săn” đồ
Nếu bạn chơi đồ cổ, đúng nghĩa của công việc này là “săn” chứ không đơn thuần là “mua”. Hãy đi bất kỳ đâu khi bạn biết có người bán đồ cổ. Hoặc thông qua những người quen biết cùng chơi đồ cổ, bạn có thể hỏi họ để có thêm nhiều nguồn cung cấp đồ cổ mà bạn cần mua.
4. Ước lượng kích cỡ của đồ vật và vị trí bày chúng trong phòng
Có thể bạn rất ưng một món đồ nhưng bạn đừng mua vội. Hãy chú ý đến kích cỡ của đồ vật xem chúng có phù hợp với vị trí bạn cần bày đặt hay không. Ví dụ, nếu bạn cần mua một chiếc tủ cao, hãy đảm bảo rằng độ cao của phòng có thể đủ cao để đặt tủ ở trong phòng và chiều rộng của tủ đủ để lọt qua cửa ra vào khi lắp đặt.
5. Suy nghĩ cởi mở
Khi mua đồ cổ có thể bạn sẽ không thể biết chắc chắn những thứ bạn sẽ mua vào một ngày nhất định. Nếu bạn không dựa vào số tiền mà bạn có để mua đồ, bạn khó có thể tìm được món đồ cần mua. Bên cạnh đó, đừng cố tìm những thứ mà bạn cho là độc bởi có thể bạn đến một hội chợ muộn nhưng bạn vẫn có thể tìm được thứ mà bạn thích.  
6. Mang tiền mặt khi đi mua đồ cổ
Thay vì để tiền trong tài khoản khi đi mua đồ cổ, bạn nên mang sẵn tiền mặt để khỏi mất thời gian di chuyển rút tiền mặt, trong khi đó người khác có thể trả giá tốt và mua đồ kia trước bạn. 
7. Làm tăng hiểu biết của bạn về giá trị đồ cổ 
Nếu bạn không có hiểu biết về giá trị đúng của đồ cổ bạn cần mua, bạn có thể trả giá “hớ” và coi như vị chủ nhân của món đồ đã có được món hời khi bạn đưa cho họ một giá quá tốt với giá trị thực của món đồ đó. Đây có thể là kinh nghiệm xương máu của nhiều người chơi đồ cổ mới. Nếu bạn ham mê săn đồ cổ, bạn nên không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để trở thành một người mua đồ cổ “sành sỏi”.
8. Chú ý đến chi phí sửa chữa đồ cổ
Bạn không nên “tặc lưỡi” khi mua những đồ bị hư hỏng quá nhiều về nhà bởi chị phí để bạn sửa chữa chúng có thể cao hơn giá trị thực của cả món đồi. Vậy nên, hãy cân nhắc các chi phí khi mua và tu sửa chúng. Thậm chí, nếu bạn không thể sửa chữa chúng hợp lý, giá trị của món đồ của bạn có thể bằng “0”.
9. Chú ý đến mùi và những chỗ hư hỏng không thể sửa chữa được
Là người chơi đồ cổ, bạn nên chú ý đến mùi và khả năng sử dụng của các món đồ. Ví dụ, gỗ bị hư hỏng hay vải bị mục sẽ có mùi ủng và mùi nấm mốc hay hôi thối, vậy nên bạn cần cân nhắc để khi mua. Nếu bạn biết rõ chúng không có khả năng được phục hồi hay gia cố lại, bạn nên dừng ý định mua chúng lại.
10. Biết thưởng ngoạn đồ cổ
Bạn đừng mua đồ cổ theo cảm hứng khi không biết thưởng ngoạn chúng. Đồ cổ có thể là vật dụng để dùng và trưng bày. Vậy nên, hãy đặt chúng ở những chỗ mà bạn cho là thích hợp nhất và kết hợp hài hòa với các vật dụng khác trong phòng và không gian của bạn.
Nguyễn Mai Nguồn: Houzz
(Theo Congluan.vn)
 
 
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.