Mọi chủng tộc đều là con cháu của Adam và Eva?

Chúng ta vẫn luôn tự hỏi tại sao các chủng người khác nhau lại được sinh ra từ cùng một nguồn gốc. Cũng giống như trẻ em mang nhiều màu tóc khác nhau như vàng, đen, nâu, đỏ lại được sinh ra từ bố mẹ cùng tóc đen. Ngày nay, một số người trong chúng ta mang gen quy định màu tóc và màu mắt khác nhau của con cái. Nhưng cha mẹ đầu tiên của loài người lại sở hữu những gen quy định tất cả các đặc điểm và chủng tộc của con người.

Các gen quy định những đặc điểm cơ bản xuất hiện trong toàn bộ cộng đồng người, nhưng không phải ai cũng mang tất cả dạng biến thể của các gen đó. Ví dụ, một người có thể mang một vài biến thể gen quy định màu mắt (nâu, xanh lá cây, xanh dương) nhưng người khác lại có thể chỉ mang một biến thể gen quy định màu mắt (ví dụ màu nâu). Vì thế, cả hai người nói trên có khả năng khác nhau trong việc quy định màu mắt của con cái họ.

Bố mẹ tóc đen có thể sinh con tóc vàng, nhưng con cái tóc vàng của họ (vì mang gen lặn hoàn toàn) sẽ không thể sinh con tóc đen trừ phi họ kết hôn với một người tóc đen. Nếu con cháu tóc vàng chỉ lấy người tóc vàng thì toàn bộ cháu chắt về sau chỉ có tóc vàng mặc dù tổ tiên ban đầu có tóc đen.

Tiến hóa vi mô chiếm vị thế áp đảo

Thực tế chỉ có một chủng tộc – đó là loài người – trong đó tồn tại vô số biến thể và hoán vị.

Bằng chứng khoa học cho thấy trong tự nhiên chỉ tồn tại tiến hoá vi mô (còn gọi là tiến hoá ngang – tiến hoá trong cùng một “dạng” sinh học (ví dụ như các giống chó, mèo, ngựa, bò sữa…) chứ không phải tiến hoá vĩ mô (tiến hoá dọc – tiến hoá giữa các dạng sinh học, đặc biệt từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn).

Ngày nay chúng ta có những giống chó mà vài trăm năm trước chưa xuất hiện. Đây lại là một ví dụ nữa về tiến hoá vi mô trong tự nhiên. Dù có bao nhiêu giống chó ra đời đi nữa thì vẫn chỉ là một loài chứ không biến đổi thành loài khác. Ngay cả khi sự hình thành loài động vật hay thực vật mới nhờ lại giống cũng không theo thuyết tiến hoá của Darwin do biện pháp lai giống không tạo ra sản phẩm gen mới mà chỉ đơn giản là tổ hợp các gen sẵn có.

Đột biến và bản chất

Sự thay đổi hay kết hợp mới các gen có sẵn quy định các đặc tính có sẵn đã xảy ra trong tự nhiên nhưng không có sự hình thành gen hay đặc tính hoàn toàn mới. Điều này thậm chí đúng với cả đột biến gen. Ví dụ, đột biến xảy ra ở gen quy định đặc điểm mái tóc của con người làm nảy sinh một loại tóc mới. Nhưng đột biến đó không thể thay đổi gen này để hình thành lông, cánh hay đặc điểm hoàn toàn mới nào cả. Đột biến có thể tăng hiệu quả gấp đôi các đặc tính (ngón tay, ngón chân thừa hoặc thậm chí cả một bộ phận cơ thể). Mặc dù thế những hiện tượng này không được coi là đặc tính mới.

Những người ủng hộ thuyết tiến hoá tin rằng nếu có đủ thời gian, các đột biến ngẫu nhiên trong hệ gen gây ra bởi tác động ngẫu nhiên của môi trường, ví dụ như tia phóng xạ, sẽ tạo thành gen hoàn toàn mới quy định những đặc tính hoàn toàn mới mà chọn lọc tự nhiên có thể tác động hoặc bảo tồn.

Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy đột biến ngẫu nhiên có thể làm nảy sinh gen mới lập trình cho những đặc điểm mới ở loài. Muốn làm điều đó đòi hỏi phải có kỹ thuật gen. Trong khi đột biến gen ngẫu nhiên xảy ra do tác động của môi trường không đủ điều kiện để được gọi là kỹ thuật gen.

Đột biến là những biến đổi bất ngờ về trình tự cấu trúc phân tử trong mã gen. Đột biến thường có hại. Nhưng chúng ta vẫn biết một số trận động đất không gây hại cho nhà cửa, đột biến gen cũng thế, không phải đột biến nào cũng có hại về mặt sinh học. Tuy nhiên nếu một đột biến có lợi xảy ra thì đã có đến hàng trăm đột biến có hại và hậu quả của nó qua thời gian trở thành một điều thảm khốc đối với loài.

Hơn nữa, chỉ có những đột biến xảy ra ở tế bào sinh dục như tinh trùng hoặc trứng mới được truyền cho con cái. Đột biến hay bất cứ thay đổi nào xảy ra tại các tế bào khác của cơ thể đều không có tính di truyền. Ví dụ, nếu một người phụ nữ bị mất một ngón tay không có nghĩa là con của người phụ nữ đó khi sinh ra cũng thiếu một ngón tay. Tương tự, nếu một con khỉ đã học được cách đi thẳng thì đặc tính đó cũng không thể di truyền sang con cái của nó.

Có thể biến đổi AND của loài này thành ADN của loài khác hay không?

Hầu hết các biến thể sinh học trong cùng một loài (con người, chó, mèo, ngựa, chuột…) là kết quả của sự kết hợp mới những gen có sẵn chứ không phải do đột biến.

Cái mà chúng ta gọi là gen thực chất là những đoạn của phân tử ADN. ADN hay mã di truyền có cấu trúc sợi phân tử bao gồm các loại axit nucleic khác nhau được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chính trình tự của các axit nucleic trên phân tử ADN cung cấp thông tin cho tế bào trong cơ thể chúng ta để sản xuất các loại protein, hình thành mô, và các cơ quan như mũi, mắt, bộ não… Nếu các axit nucleic nằm trên gen mã hoá không theo đúng trình tự thì gen đó sẽ hoạt động sai chức năng. Thậm chí các protein có hại được sản xuất gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Không có một luật lệ khoa học nào bắt các axit nucleic phải đi cùng nhau theo thứ tự nhất định cả. Chúng rất dễ gắn kết với nhau. Sở dĩ chúng ta nhận thấy các axit nucleic sắp xếp theo trật tự trên gen là vì chúng đã được các gen tồn tại trước đó quy định. Trong quá trình hình thành tế bào mới trong cơ thể, gen của tế bào cũ đã quy định gen của tế bào mới.

Theo lời những người ủng hộ thuyết tiến hoá, họ tin rằng trong khoảng thời gian hàng triệu năm, tia phóng xạ và các tác động khác của môi trường sẽ có thể tích lũy đủ đột biến ngẫu nhiên trong trình tự cấu trúc gen di truyền của một loài nào đó. Từ đây, những gen hoàn toàn mới với cấu trúc mới được tạo ra và quy định thông tin mới cho các đặc điểm sinh học, cơ quan và cấu trúc.

Liệu có thể tin được rằng khi thay đổi trật tự các chữ cái trong một sách dạy nấu ăn thì chúng ta sẽ có một cuốn thiên văn học? Tất nhiên là không thể. Và nếu cuốn sách nấu ăn là một thực thể sống, nó sẽ chết ngay trong quá trình biến đổi đó.

Biến đổi cuốn sách này thành cuốn sách khác, hay biến đổi ADN của loài này thành ADN của loài khác nhất là những loài có cấu trúc phức tạp hơn là không thể. Cần phải có kế hoạch thông minh và bản phác thảo để biến đổi một cuốn sách hay biến đổi ADN của một loài đơn giản thành ADN của một loài phức tạp.

Nguyên liệu sinh học và hoá học để tạo nên gen mới tồn tại trong mọi loài, nhưng vấn đề ở chỗ tác động ngẫu nhiên của tự nhiên (ví dụ như tia phóng xạ) không đủ khả năng sắp xếp lại các nguyên liệu đó thành một gen mới quy định đặc tính mới. Một lần nữa lại khẳng định đột biến chỉ có thể tạo ra các biến thế của những đặc tính vốn có. Để biến một con cá thành một con người đòi hỏi phải thao tác gen tinh xảo. Còn tác động ngẫu nhiên của môi trường không thể tạo nên được điều kì diệu như thế.

Vẫn còn nhiều bí ẩn chưa khám phá

Nếu môi trường không thể tiến hành kỹ thuật gen và nếu tiến hoá vĩ mô không tồn tại thì chúng ta sẽ giải thích thế nào về sự tương đồng về mặt sinh học cũng như di truyền giữa các loài khác nhau hay giữa tất cả các dạng sống. Mặc dù không có thông tin khoa học nào xác nhận nhưng những người theo thuyết sáng tạo linh hồn tin rằng lời giải thích duy nhất cho mối liên quan về sinh học cũng như di truyền giữa tất cả các dạng sống nằm ở Đấng sáng tạo. Đó là người thiết lập những chức năng tương tự nhau cho mọi dạng sống từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Ngay cả con người cũng áp dụng quy tắc “chung thiết kế” này trong việc xây dựng các công trình kiến trúc.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa chọn lọc tự nhiên và tiến hoá. Charles Darwin cũng đã chỉ ra rằng chọn lọc tự nhiên tất yếu phải xảy ra trong tự nhiên. Nhưng nhiều người không hiểu rằng bản thân chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra đặc tính sinh học hay biến thể.

Nó chỉ có thể đưa ra “lựa chọn” từ nguồn biến thể sinh học đã được tạo ra và chỉ có giá trị tồn tại. Vấn đề chính ở đây là biến thể sinh học nào được tạo ra và biến thể nào có thể tồn tại. Khi có một biến thể về mặt sinh học xảy ra trong một loài và biến thể này (ví dụ như thay đổi màu da…) giúp loài đó tồn tại được trong môi trường thì biến thể đó sẽ được bảo tồn (“lựa chọn”) và truyền lại cho thế hệ sau. Sự kiện này được gọi là “chọn lọc tự nhiênhaysự sinh tồn cho kẻ thích hợp”. Nhưng dù thế, “chọn lọc tự nhiên” hay “sự sinh tồn cho kẻ thích hợp” cũng không thể tạo ra được đặc tính sinh học và biến thể.

Thuật ngữ “chọn lọc tự nhiên” chỉ đơn giản là một hình thái tu từ. Tự nhiên không thể tiến hành lựa chọn chủ động, có ý thức được. Đó hoàn toàn là một quá trình bị động. Darwin đã không nhận ra được nguồn gốc phát sinh biến thể sinh học. Ông chỉ đơn giản cho rằng bất cứ một thay đổi sinh học nào cũng có thể tồn tại được. Tuy nhiên, hiện giờ chúng ta đã biết các đặc điểm sinh học và các dạng biến thể được mã hoá trong gen.

Chọn lọc tự nhiên phải kết hợp với tiến hoá chứ không phải chỉ mình tiến hoá. Vì chọn lọc tự nhiên chỉ có thể “lựa chọn” từ các biến thể sinh học thích nghi được, điều này lại nảy sinh câu hỏi loại biến thể sinh học nào có thể tồn tại? Có bao nhiêu biến thể sinh học như thế trong tự nhiên? Chúng ta đều biết rằng tiến hoá là có giới hạn trong phạm vi thực vật và động vật.

Một lý do nữa giải thích tại sao tiến hoá vĩ mô không thể xảy ra trong tự nhiên là do cơ quan thừa hay mới tiến hoá một nửa phải mất đến hàng triệu năm để hoàn thiện nhờ đột biến ngẫu nhiên vẫn có thể trở thành một thứ “đáng bỏ đi”. Làm sao một loài có thể tồn tại được qua hàng triệu năm trong khi cơ quan thiết yếu cho sự sống của loài đó lại đang trong quá trình tiến hoá?

Ví dụ như, làm sao động vật có thể thở, ăn và sinh sản nếu cơ quan hô hấp, tiêu hoá và sinh sản của chúng vẫn chưa hoàn thiện và đang tiến hoá? Làm sao các loài có thể chống chọi với những vi khuẩn có hại nếu hệ miễn dịch chưa tiến hoá đầy đủ?

Nhà khoa học và cũng là người theo học thuyết sáng tạo, tiến sĩ Walt Brown, đã đúng khi nói trong cuốn sách “In The Beginning” của mình rằng: “Tất cả mọi loài đều đã hoàn thiện tiến hoá, chứ không phải mới chỉ tiến hoá một phần. Chúng có vẻ ngoài cụ thể. Không hề có ví dụ nào về lông, mắt, da, cơ quan hình ống (động mạch, tĩnh mạch, ruột…) hay bất cứ một trong số hàng ngàn cơ quan thiết yếu cho sự sống lại đang nằm trong quá trình phát triển. Nếu có bộ phần nào chưa hoàn thiện 100% đều trở thành “món nợ”. Ví dụ như, nếu một cái chân của loài bò sát tiến hoá thành cánh của loài chim, thì nó sẽ bị coi là một cái chân hỏng chứ không phải là một cái cánh hoàn hảo”.

Thường thì khi nói đến “dạng sinh học” là nói đến loài tự nhiên nhưng không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Vấn đề là để tiến hoá xảy ra trong tự nhiên từ một “dạng” sinh học này thành “dạng” sinh học khác, hệ gen hoàn toàn mới cần phải được hình thành nhưng không đơn giản chỉ là sự biến đổi hay tổ hợp lại các gen vốn có. Ví dụ, nếu con cháu được sinh ra không thể lai được với cha mẹ ban đầu thì lúc đó loài mới hình thành. Nhưng nếu không có gen hay đặc tính mới thì không thể có tiến hoá vĩ mô, và hai loài khác biệt đó vẫn được coi là cùng một “dạng”.

Khoa học không thể chứng minh chúng ta tồn tại là do tạo hoá, nhưng khoa học cũng không thể chứng minh do tình cờ hay do tiến hoá vĩ mô mà chúng ta xuất hiện. Cả hai quan điểm đều được tiếp nhận dựa trên niềm tin. Nhưng là cái nào, thuyết tiến hoá vĩ mô của Darwin hay tạo hoá sẽ được khoa học ủng hộ?

Nếu có nhà du hành vũ trụ nào đó của chúng ta phát hiện có bóng dáng những người tương tự với 4 khuôn mặt khắc trên núi Mt. Rushmore tại một hành tinh hoang vắng, thì chắc chắn rằng những gương mặt khắc trên núi đó không thể được hình thành do tạo hoá hoặc do quá trình xói mòn một cách tình cờ. Bản thân khoa học không tán thành với cả hai ý kiến. Nhưng một số người sẽ ủng hộ hoặc bên này hoặc bên kia.

Những gì chúng ta tin tưởng về cội nguồn sự sống ảnh hưởng đến triết lý, giá trị cuộc sống cũng như quan điểm về bản thân chúng ta và người khác. Đó hẳn không phải là một vấn đề nhỏ.

Khoa học có thể giải thích bản chất của sự sống và vũ trụ không có nghĩa là tồn tại ranh giới. Các quy luật của thiên nhiên có thể giải thích đầy đủ trật tự của sự sống, vũ trụ thậm chí cả cách thức hoạt động của lò vi sóng, nhưng chỉ với những quy luật gián tiếp đó thôi thì không thể giải thích được nguồn gốc của trật tự đó.

 

Theo Trà Mi (Pravda)