1. Cà phê đá
Điều này có vẻ ngược đời, nhưng tác dụng giữ ấm của cà phê không phải ở nhiệt độ mà là chất caffeine. Nó thúc đẩy trao đổi chất bằng cách tăng cường giải phóng axít béo khỏi các mô mỡ của cơ thể, vì vậy có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Thêm sữa ít béo tăng cường vitamin D vào ly cà phê buổi sáng có thể tăng sinh nhiệt cơ thể.
2. Thịt nạc
Nếu tay chân thường bị lạnh, bạn có thể bị thiếu sắt hoặc thiếu máu. Vài người bị tình trạng này đủ dinh dưỡng nhưng lại có vấn đề về hấp thụ chúng. Nên cách đơn giản là nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Nạp thêm thực phẩm nhiều chất khoáng có thể khiến bạn ấm hơn, ví dụ như thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc.
Cơ thể hấp thu sắt từ thịt dễ dàng hơn là từ rau quả, thực vật. Và bạn nên ăn kèm thêm trái cây cam chanh để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
3. Ngũ cốc nguyên hạt và tinh bột phức tạp
Ví dụ như khoai tây, hạt lanh…, chúng yêu cầu nhiều năng lượng để chuyển hóa hơn tinh bột đơn như bánh ngọt và bánh mì trắng. Quá trình này không chỉ giúp bạn no lâu hơn mà còn làm tăng nhiệt độ cơ thể.
4. Thì là
Những thực phẩm cay như ớt lại thực sự không khiến cơ thể ấm lên, ngược lại vì chúng khiến bạn đổ mồ hôi, chúng có thể làm bạn cảm thấy lạnh. Thì là tạo ra nhiệt bên trong giữ ấm bạn mà không làm bạn đổ mồ hôi.
5. Gừng
Một nghiên cứu cho thấy gừng giúp sinh nhiệt, làm giảm cảm giác đói, đóng vai trò quan trọng trong cân bằng cân nặng. Gừng có thể làm gia vị của rất nhiều món ăn, uống để giữ ấm mùa đông.
6. Chuối
Trái cây này giàu vitamin B và magiê, giúp tuyến giáp và tuyến thượng thận điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong thời tiết lạnh. Một quả chuối cung cấp 10% nhu cầu hàng ngày về magiê và lượng lớn vitamin B cho bạn.
Nguồn: Theo Pháp Luật
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.