Mực nước biển toàn cầu có thể tăng 1,5m

Theo một phân tích khoa học mới đây, đến cuối thế kỷ này, mực nước biển toàn cầu có thể tăng lên 1,5m, cao hơn dự báo trước đây của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC).

Theo báo cáo, được các nhà khoa học Anh và Phần Lan công bố tại một hội nghị khoa học ở Vienna (Áo), điều này

80 – 90% diện tích Bangladesh sẽ ngập chìm dưới nước nếu mực nước biển tăng 0,8 – 1,5m (Ảnh: Getty Images)

sẽ gây ra những tác động to lớn đến các quốc gia ở những vùng thấp như Bangladesh. Kết luận trên được đưa ra trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển trong hai thiên niên kỷ qua.

Trong 2.000 năm qua, mực nước biển trung bình toàn cầu rất ổn định và thay đổi chỉ khoảng 20cm”, nhà nghiên cứu Svetlana Jevrejeva thuộc Phòng thí nghiệm hải dương học Proudman (POL) có trụ sở gần Liverpool (Anh) nói. “Tuy nhiên đến cuối thế kỷ này, chúng tôi dự báo mực nước biển sẽ tăng từ 0,8 đến 1,5m. Sự gia tăng này sẽ diễn ra nhanh chóng trong vài năm tới khi kết hợp với quá trình tan chảy nhanh của các khối băng”.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho rằng dự báo của IPCC về mức tăng mực nước biển là “quá dè dặt” (theo IPCC, đến năm 2100, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng 28-43cm).

Năm ngoái, nhà nghiên cứu Đức Stefan Rahmstorf cũng đã đưa ra dự báo tương tự nhóm của tiến sĩ Jevrejeva, cho rằng mực nước biển sẽ tăng từ 0,5 đến 1,4 m vào năm 2100.

 

 

Theo Tường Vy (BBC, Tuổi trẻ)