Với xã hội ngày càng phát triển, con người trở nên năng động hơn, tiếp xúc nhiều hơn với nhiều đối tượng khác nhau, với nhiều môi trường khác nhau. Cũng vì thế mà con người càng quan tâm hơn về bản thân, chăm chút nhiều hơn cho bản thân để luôn cảm thấy tự tin khi giao tiếp.
-
1
Trẻ dưới 12 tuổi: Trẻ em giai đoạn này thường là hoạt động theo bản năng, chưa ý thức được hoặc ý thức chưa tốt. Do đó, việc điều tiết hoạt động trẻ là cần thiết. Lúc bé hơn 2 tuổi, việc sinh hoạt của bé thường không có yếu tố mùi. Trên 2 tuổi, trẻ thường bắt đầu hoạt động nhiều hơn, ra mồ hôi nhiều hơn và cũng dễ gây mùi nhiều hơn. Việc nên làm là phải thường xuyên tắm rửa cho trẻ bằng các loại xà phòng, sữa tắm đều đặn hàng ngày. Ngoài việc phòng tránh mùi hôi cơ thể, việc tắm còn tránh các bệnh ngoài da cho trẻ.
-
2
Người từ 12-24 tuổi: Đây là giai đoạn con người hoàn thiện phát triển ý thức. Là độ tuổi năng động, nhưng vẫn trong giai đoạn khám phá thế giới, tìm hiểu để hoàn thiện mình. Độ tuổi này thường hay để ý đến bản thân, thích khẳng định mình, hiếu thắng nhưng hay chủ quan trong sinh hoạt. Đây là giai đoạn này là giai đoạn dễ gây mùi cơ thể nhất. Do vậy, bố mẹ nên có các biện pháp tư vấn trong việc sinh hoạt để tránh việc bị nặng mùi, đặc biệt quan tâm với đối tượng là nam giới và ra mồ hôi dầu.
Mùi hôi cơ thể không phải là yếu tố gây nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiểu phiền toái cho người mắc phải.
-
3
Người 25-35: Là độ tuổi năng động nhưng có sự chín chắn, tự suy xét được các hành động của mình, tự tìm hiểu và đưa ra các giải pháp cho bản thân mình. Thông thường giai đoạn này ít bị mùi cơ thể nếu trước đó không bị. Mùi cơ thể (nếu có) thường phát sinh do yếu tố bệnh tật như hôi miệng do sâu răng…
-
4
Ngoài 35 tuổi: Độ tuổi này trở đi, ngoài việc quan tâm sức khoẻ bản thân, còn quan tâm đến gia đình, bạn bè. Là thành phần chín chắn, hiểu biết, thường có các giải pháp tư vấn những lĩnh vực mà họ có chuyên môn. Sức khoẻ cũng là yếu tố được người ta quan tâm, tìm hiểu rất kĩ. Thường thì giai đoạn này cũng không bị mùi cơ thể phát sinh, chủ yếu là do giai đoạn trước để lại. Mùi phát sinh thường ở miệng do nước bọt giảm tiết dần, hay gây khô miệng do đó tạo mùi hôi. Ngoài ra, độ tuổi này cũng dễ bị mùi cơ thể thứ phát vì dễ mắc các bệnh chuyển hoá (tiểu đường, gout, huyết áp…), và các bệnh mãn tính như viêm phổi mãn tính, lao phổi mãn tính, viêm nha chu mãn tính…
Tóm lại, mùi cơ thể không phải là yếu tố gây nguy hiểm cho cơ thể, nhưng lại cần thiết trong sinh hoạt và giao tiếp. Bài viết chỉ mới đề cập với ở khía cạnh về độ tuổi, nhưng cũng là yếu tố để người đọc hiểu và có thêm kiến thức cho bản thân để phòng mùi cơ thể.