Muối với trẻ ăn dặm – Nên hay không?
Rất nhiều mẹ khi bắt đầu cho con ăn dặm băn khoăn với câu hỏi “Liệu có nên cho muối vào thức ăn của bé không?”. Mọi người sẽ thấy là nếu cho muối thì bé sẽ dễ dàng tiếp nhận món ăn hơn vì nghĩ là bát bột không có muối sẽ nhạt nhẽo và rất khó nuốt. Thế nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại nghĩ khác hoàn toàn. Họ khuyên các bà mẹ không nên sử dụng muối trong thực đơn của bé cho đến khi bé lớn hơn 12 tháng tuổi.
Tại sao không nên sử dụng muối khi cho trẻ ăn dặm?
Natri và kali rất cần đối với cơ thể con người nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ. Lượng muối dư thừa sẽ tự động bị đào thải ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa và thận của bé vẫn còn non cho hoạt động này.
Bổ sung Natri và Kali cho bé như thế nào nếu không ăn muối?
Trong sữa mẹ và sữa công thức đã có đủ lượng natri cần thiết cho sự phát triển của bé. Trong năm đầu tiên, thì sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ, nên mẹ không cần thiết phải cho thêm muối vào bữa ăn của bé.
Bé sẽ thích các món ăn nhạt?
Các em bé mới sinh sẽ không thể nhận biết được mặn nhạt cho đến khi lớn lên và làm quen với các loại thức ăn khác nhau. Vì thế, đây chính là thời điểm để bé thưởng thức mùi vị tự nhiên của từng loại thức ăn mà không cần nêm nếm thêm gia vị vào.
Bé làm quen với muối khi nào là tốt nhất?
Mẹ có thể bắt đầu cho thêm muối vào các món ăn của bé khi bé bắt đầu qua 12 tháng tuổi. Nhưng mẹ đừng cho quá nhiều muối mà hãy bắt đầu cho bé tập thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Hơn nữa, có rất nhiều thực phẩm mà bản thân nó đã chứa muối như sốt cà, khoai tây, pho mai, bơ,… nên mẹ không phải quá lo lắng rằng bé có thiếu muối khi ăn nhạt hay không.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.