Một nhóm các nhà thiên văn học sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Rossi X-ray Timing Explorer (RXTE) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để phát hiện những đám mây khí khổng lồ bao quanh các siêu lỗ đen vũ trụ.
>>> Kết cục đáng sợ của con người nếu rơi vào hố đen
Theo trang mạng chuyên về khoa học không gian Redorbit.com ngày 19/2, các nhà khoa học ở Đại học bang California, San Diego đã thu thập 16 năm dữ liệu từ RXTE, một vệ tinh quay quanh quỹ đạo Trái đất nay đã ngừng hoạt động để có phát hiện nói trên.
Lỗ đen vũ trụ và các đám mây khí vây quanh – (Ảnh: NASA)
“Một trong những câu hỏi lớn nhất chưa được trả lời về các siêu lỗ đen là bằng cách nào mà lượng khí dày tương đương hàng nghìn năm ánh sáng phát triển và tập hợp thành những chiếc đĩa khổng lồ cung cấp năng lượng cho lỗ đen – Alex Markowitz, một nhà vật lý thiên văn ở trường đại học, đồng thời làm việc cho Đài quan sát thiên văn Karl Remeis ở Bamberg, Đức, nói trong một tuyên bố – Hiểu được kích cỡ, hình dạng và số lượng các đám mây vây quanh lỗ đen này sẽ cho chúng ta ý tưởng rõ ràng hơn về cơ chế vận hành của chúng”.
Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về môi trường xung quanh các siêu lỗ đen vũ trụ và là nghiên cứu dài nhất về lỗ đen từ trước tới nay. Nhóm nghiên cứu đã đăng tải các phát hiện của họ trên tạp chí chuyên ngành Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, bao gồm nhiều tính chất khác nhau của các lỗ đen và việc đo đạc chúng được tiến hành ra sao.
Các đám mây này xoay quanh siêu lỗ đen với khoảng từ vài tuần tới vài năm ánh sáng. Vệ tinh RXTE thu thập dữ liệu thông qua việc đo phát xạ tia X từ các vật thể ngoài vũ trụ với độ chính xác về thời gian từ vài micro giây tới hàng năm. Vệ tinh bị NASA cho ngừng hoạt động năm 2012, nhưng đã có 12 năm vận hành hết sức thành công.
Theo Tuổi Trẻ