Nga và Trung Quốc hợp tác thăm dò Mặt trăng

Nga và Trung Quốc hợp tác thăm dò Mặt trăng

Ngày 7/11, Giám đốc Cơ quan Không gian Nga (Roskosmos) Anatoli Perminov cho biết dự án Nga và Trung Quốc hợp tác thăm dò Mặt Trăng sẽ được thực hiện vào năm 2010-2011.

Nga và Trung Quốc hợp tác thăm dò Mặt trăng
Nga và Trung Quốc hợp tác thăm dò Mặt trăng

Ông Perminov hiện đang ở thăm Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm của một phái đoàn Nga do Thứ trưởng Nga Alexandre Joukov dẫn đầu.

Theo ông Peminov, hai cường quốc này dự kiến sẽ phóng một tàu vũ trụ không người lái bay quanh Mặt Trăng, đáp xuống hành tinh này, chụp ảnh và thu thập những mẫu đất. Tàu vũ trụ sẽ do Trung và Nga phối hợp phóng từ lãnh thổ Trung Quốc.

Chương trình Nga và Trung hợp tác thăm dò Mặt Trăng là một trong những phần thuộc chương trình nghiên cứu không gian diện rộng.

 


Mỹ và Trung Quốc hợp tác thám hiểm Mặt Trăng

(Thứ 7, 14:48, 19/01/2019)

NASA đã chia sẻ thông tin từ một vệ tinh của Mỹ, trong khi Trung Quốc thông báo với các nhà khoa học Mỹ về độ cao, độ dài và thời gian của cuộc hạ cánh trên “một cách kịp thời”. Mục tiêu đặt ra là Vệ tinh thám hiểm Mặt Trăng (LRO) của NASA có thể quan sát cuộc hạ cánh lịch sử của tàu Hằng Nga 4 hôm 3/1 vừa qua. Theo kế hoạch, vệ tinh LRO sẽ bay qua vị trí tàu Hằng Nga 4 hạ cánh vào ngày 31/1 tới và sẽ chụp hình giống như đã làm với tàu Hằng Nga 3 năm 2013.

Tuyên bố của NASA khẳng định: “Mọi dữ liệu của NASA liên quan đến hoạt động hợp tác trên đều được công khai” và việc NASA hợp tác với Trung Quốc là “minh bạch, có đi có lại và đôi bên cùng có lợi”.

Ngày 11/1, Trung Quốc thông báo đã hoàn tất thành công nhiệm vụ Hằng Nga 4 sau khi là đưa thiết bị thăm dò vũ trụ này hạ cánh xuống được vùng tối của Mặt Trăng (là nửa Mặt Trăng không bao giờ được nhìn thấy từ Trái Đất). Sự kiện này đã đi vào lịch sử vũ trụ thế giới, đánh dấu bước tiến lớn của Bắc Kinh trên con đường chinh phục vũ trụ.

NASA cho biết các phát hiện quan trọng trong lần hợp tác này sẽ được chia sẻ trong cộng đồng nghiên cứu toàn cầu vào tháng 2.

“Vì một số lý do, NASA đã không thể đồng bộ quỹ đạo của Vệ tinh thám hiểm Mặt trăng (LRO) tại điểm quan sát tốt nhất trong suốt quá trình hạ cánh của Hằng Nga 4 nhưng NASA vẫn quan sát được vụ hạ cánh này” – Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ thông tin.

Năm 2011 Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật hạn chế hợp tác trong lãnh vực không gian với Trung Quốc. Hiện chưa rõ việc chia sẻ dữ liệu trên có vi phạm lệnh cấm này hay không.