Ngày 19/8, sau khi Hà Nội giành được chính quyền, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhanh chóng trở về Hà Nội. Ông Nguyễn Lương Bằng nhận nhiệm vụ về trước phối hợp với Thành ủy Hà Nội chuẩn bị nơi ăn nghỉ, làm việc để đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên trong Chính phủ về thủ đô, chuẩn bị cho ngày lễ độc lập, tuyên bố với cả thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sáng sớm 22/8/1945, đoàn từ Tân Trào đến Đại Từ (Thái Nguyên), rồi theo Quốc lộ 3 rời thị xã Thái Nguyên về Hà Nội. Thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh bị bệnh sốt rét đeo đẳng, sức khỏe không được tốt. Dù không phải ngụy trang quá cẩn thận như trước, nhưng vị Chủ tịch vẫn mặc bộ quần áo nâu và mang theo chiếc túi vải thường dùng. Đến Phúc Yên, đoàn đi bộ dọc theo đê sông Hồng, sau đó nghỉ ngơi ở một ngôi nhà ven sông.
Các lực lượng bảo vệ trong ngày lễ độc lập cách đây 70 năm. Ảnh tư liệu. |
Hàng ngày, nghe tin tức từ các nơi báo cáo về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cần phải tranh thủ khi các lực lượng đoàn kết, tinh thần cách mạng còn ở đỉnh cao nên quyết định vào nội thành sớm hơn so với kế hoạch. Chiều 25/8/1945 các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh từ nội thành ra đón Hồ Chủ tịch về ngôi nhà 48 ở phố Hàng Ngang. Người làm việc tại một phòng trên tầng hai, trong khi tầng một vẫn buôn bán tơ lụa bình thường, khách ra vào mua hàng rất đông.
Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để bàn những chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới, sớm công bố thành viên của Chính phủ lâm thời. Cuộc họp cũng ra quyết định về việc tuyên bố bản Tuyên ngôn độc lập và chuẩn bị mít tinh lớn ở Hà Nội vào ngày 2/9 để Chính phủ lâm thời chính thức công bố quyền độc lập và chính thể Dân chủ Cộng hòa với toàn thế giới. Đây là việc rất quan trọng cần làm ngay trước khi quân đội Tưởng vào Đông Dương tước vũ khí của quân đội Nhật.
Cuộc họp cũng đánh giá các địa điểm để tổ chức sự kiện quan trọng này. Các nơi được cân nhắc là khu Quần Ngựa, Đông Dương học xá (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Quảng trường Nhà hát lớn đều không phù hợp. Sau khi cân nhắc kỹ, Trung ương quyết định chọn Vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình). Dù địa điểm này gần Phủ toàn quyền, Ty Cảnh binh là những nơi còn khá nhiều lực lượng thù địch nhưng chúng đều đang rệu rã. Chính vì vậy, công tác bảo vệ cho ngày lễ độc lập càng được thắt chặt.
Nhiệm vụ bảo vệ các thành viên Chính phủ lâm thời và quần chúng dự mít tinh được giao cho Sở Liêm phóng Bắc Bộ (tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân), cảnh sát cùng với quân đội và tự vệ Cứu quốc Hoàng Diệu (Hà Nội). Ngay trong đêm 1/9/1945, lực lượng bảo vệ đã triển khai tại khu vực Vườn hoa Ba Đình và các điểm chốt dọc đường Phan Đình Phùng đến Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ), tăng cường nắm tình hình hoạt động của đối phương để đảm bảo cho Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào đúng ngày dự kiến.
Trong thời gian diễn ra buổi lễ mít tinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông Chu Đình Xương, Giám đốc Sở liêm phóng Bắc Bộ trực tiếp bảo vệ. Nhiệm vụ bảo vệ Lễ đài do tổ của ông Hoàng Mai (sau này là Thứ trưởng Bộ Công an) và ông Chu Đức Minh đảm nhiệm. Đơn vị Giải phóng quân của ông Đàm Quang Trung từ chiến khu về được giao phối hợp với tự vệ cứu quốc Hoàng Diệu, lực lượng vũ trang bảo vệ thủ đô để đảm bảo cho cuộc mít tinh tại quảng trường diễn ra an toàn. Một số cảnh sát Cứu quốc được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự đường phố.
Các chiến sĩ cảnh sát xếp thành hàng rào rải suốt từ vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) đến tận trung tâm Vườn hoa Ba Đình. Hộ tống xe của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ có 2 tiểu đội được chọn trong Cảnh sát cứu quốc và Thanh niên cứu quốc ưu tú.
Câu chuyện về chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
(Khám phá) – “Tôi mặc xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt…” |
Ngày 2/9, ngay từ sáng sớm, hàng chục nghìn nhân dân thủ đô cùng các tỉnh ven đô theo nhiều ngả đường kéo về tập trung ở khu vực quảng trường. Lực lượng bảo vệ hướng dẫn nhân dân đứng thành từng khối như quy định. Buổi lễ Độc lập không có tuyên bố lý do như thường lệ mà đi thẳng ngay vào giới thiệu các thành viên Chính phủ. Trên lễ đài, các thành viên của Chính phủ lâm thời ra mắt nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với cả thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Kết thúc buổi lễ, lực lượng bảo vệ đưa các thành viên Chính phủ lâm thời về lại Bắc Bộ phủ (12 Ngô Quyền). Đây là chỗ ở và làm việc công khai của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị Chủ tịch nước từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946.
Xúc động thước phim “Những giây phút cuối cùng của Bác Hồ”
(Xã hội) – (Phunutoday)- Hình ảnh thân yêu của Bác trong thước phim “Những giờ phút cuối đời của Bác Hồ” để lại nhiều tình cảm mến thương trong lòng mỗi người con Việt Nam |
Nguồn: Thượng tá Nguyễn Đức Quý (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) (VNE)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.