Một công trình nghiên cứu mới về khả năng của chim trời bay cao và sống sót được trong điều kiện khắc nghiệt rất có ý nghĩa đối với những người bị chứng bệnh liên quan đến tình trạng thiếu oxy.
Một đội ngũ bao gồm các nhà khoa học quốc tế đã theo dõi đường bay của đàn ngỗng trời qua dãy núi Hymalaya. Họ đã kinh ngạc khi thấy ngỗng trời bay với tốc độ tối đa mà chỉ thở trong điều kiện không khi có hàm lượng oxy vỏn vẹn 7%.
Đàn ngỗng trời này có thể bay ở độ cao tới 10.000m và về chỉ tiêu này chỉ thua mỗi kền kền châu Phi. Xin nói thêm là máy bay lên thẳng cũng không thể lên tới độ cao như vậy.
Ảnh: paghambirder.blogspot.com
Bay cao là một vấn đề nan giải, vì ở độ cao như trên những đỉnh núi cao không khí chỉ có 7% oxy, so với 21% oxy ở mực nước biển. Chính vì vậy mà các vận động viên leo núi phải dùng thêm các bình dưỡng khí khi chinh phục các đỉnh cao nhất của thế giới.
Các nhà khoa học của Đại học Bangor City và Đại học Birmingham đã mô phỏng những điều kiện của đỉnh Everest với một máy tập để kiểm tra xem ngỗng trời thực hiện những bài tập trong điều kiện thiếu oxy như thế nào, sau đó họ buộc chim phải chạy càng nhanh càng tốt trên đường chạy được đóng kín như chiếc hộp.
Theo nhà khoa học ở Đại học Penryn Campus Exeter, tất cả vấn đề là ở chỗ, ngỗng trời có thể cung cấp bao nhiêu oxy cho cơ tim. Càng cung cấp nhiều oxy thì ngỗng trời càng buộc tim đập nhanh và duy trì việc cung cấp oxy thỏa đáng cho các cơ quan khác trong cơ thể.
Điều này cho thấy, các loài khác, kể cả con người, bị hạn chế ở khả năng hoạt động của tim. Chính vì thế mà các cơn nhồi máu và đột quỵ để lại hậu quả nguy hiểm cho con người.
Qua công trình nghiên cứu này, chúng ta thấy chính việc thích ứng với môi trường có thể giúp giải quyết vấn đề, trước hết là cần luyện tập để cơ thể người có thể giống như chim trời thích ứng được với những điều kiện khắc nghiệt.
Theo motthegioi