Người phụ nữ mãi mãi là linh hồn của gia đình

Trong buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn phát triển của xã hội loài người nguyên thủy, bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có một thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền. xã hội người Việt cổ cũng vậy, trong đó phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; phụ nữ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần.

Phụ nữ Việt Nam bao đời nay đã phát huy được truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” để đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đồng thời luôn là chỗ dựa tin cậy cho mỗi mái ấm gia đình. 


Người phụ nữ có một vị trí to lớn trong mỗi gia đình

Phúc đức trong gia đình vốn do người mẹ,  thể hiện ở vai trò người phụ nữ trong gia đình là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới phúc đức của mỗi thành viên trong gia đình ấy, nhất là đối với con cháu. Trong quan hệ vợ – chồng dân gian Việt Nam đã có câu “Giàu nhờ  bạn/ Sang vì vợ”. Bạn bè tốt giúp đỡ nhau trong quan hệ làm ăn buôn bán, người vợ đảm lo liệu công việc trong nhà, khôn khéo trong giao thiệp làm đẹp mặt chồng. Con người muốn làm nên phải có bạn bè tốt, có vợ đảm đang, lịch thiệp. Đó là đúc kết của ông bà ta.

Văn hóa được kết tinh trong giá trị. Những giá trị mà người phụ nữ Việt Nam mang đến cho cuộc đời này góp phần làm nên những gì cốt lõi nhất của văn hóa tinh thần Việt Nam. Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trước hết là cái đẹp của tâm hồn, rồi từ đó tỏa sáng trong muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Đó là cái đẹp trong lao động, trong học tập, trong tình yêu, trong chiến đấu và trong cả cuộc sống thường ngày. Càng trong gian khó, ác liệt cái đẹp đó càng bừng sáng

Người phụ nữ Việt Nam có nhiều điều quan trọng để nói với chúng ta trong xã hội hôm nay. Từ xưa người phụ nữ Việt Nam có thể nhìn những sự vật từ những khía cạnh khác với đàn ông, với một con mắt khác. Phụ nữ có thể nêu ra những vấn đề mà đàn ông không hiểu. Điều gì khiến trong cuộc sống lại có thể có những người mẹ xưa không biết chữ mà đại gia đình ngày càng phát triển phồn vinh thịnh vượng, con cái khi trưởng thành đều là người đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Đó chính là người mẹ tuy mù chữ, nhưng bà có tình iu thương vô bờ đối với con mình, bà luôn muốn những gì tốt đẹp nhất đến với con mình.


Vai trò của người mẹ có ảnh hưởng lớn lao đến con cái

Ngược lại trong cuộc sống thực dụng hiện nay có những người mẹ tuy có chức quyền cao và sự giàu có về vật chất, nhưng lại chịu nhiều áp lực và phải trả giá bằng chính hạnh phúc gia đình, con cái trở thành ngỗ ngược, đàn điếm, tù tội…Nguyên nhân của điều này là để đạt được sự thành công về vật chất người mẹ luôn áp lực, sân hận, lo toan, tính toán, phán xét, mưu đồ, thiếu sự quan tâm đến quá trình trưởng thành của con..đã ảnh hưởng đến  nhân cách của con cái.

Hai mẫu người mẹ trên có hai nguồn năng lượng đối ngược nhau: Một tích cực và một tiêu cực. Năng lực vô hình này tạo thành hai vòng xoáy chủng thể năng lượng trái ngược nhau mạnh nhẹ khác nhau, có sức hút lớn chiu ảnh hưởng tới những người thân quanh bà. Phẩm chất của người phụ nữ mỗi thời khắc có ảnh hưởng hết sức to lớn đối với gia đình con cái. Những đứa trẻ là những mầm cây non được người  mẹ ấp ủ từng ngày và chầm chậm vươn mình mà không cần giục giã. Cho nên sự giáo dục đúng chính là yêu thương, là cưu mang sự sống con cái.

Người phụ nữ chịu sự tác động của của môi trường xã hội và ngược lại, người phụ nữ cũng tác động mạnh tới sự vận động của xã hội. Sự tác động của xã hội đối với phụ nữ bao gồm cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thể hiện, thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng của mình.

Người mẹ Việt Nam có tầm quyết định đối với sự phát triển của các con về nhiều mặt (thể chất, tình cảm, đạo lý làm người…). Do đó lời cửa miệng dân gian nói: “Con dại cái mang”, “Phúc đức tại mẫu”, “Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng”

Trong xã hội Việt Nam thời xưa người vợ được coi trọng hơn cả chồng  qua cau nói dân gian: “Lệnh ông không bằng cồng bà”.

Với phụ nữ, hạnh phúc gia đình gần như là tất cả. Có hạnh phúc gia đình, người phụ nữ sẽ thăng hoa cả về trí tuệ lẫn nhan sắc. Để làm được điều này, khối óc mẫn tuệ và sự nhạy cảm của con tim phải là nơi thức tỉnh mọi tình cảm; là nơi làm cho trái tim gia đình tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc; nơi để người chồng sẻ chia; nơi chăm sóc, góp phần giáo dục, khích lệ chồng con làm những việc tốt đẹp cho đời. Người giữ vai trò rất rất quan trọng trong việc chèo lái con thuyền đi đến bến bờ hạnh phúc.

Nguồn: Theo phununews

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.