Chúng ta sử dụng 1/3 cuộc đời để ngủ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sống tới 90 tuổi thì bạn đã dành 30 năm cho việc ngủ. Một sự lãng phí! Nhưng việc có khả thi không nếu chúng ta vớt vát phần đời này bằng cách “giảm” hoặc thậm chí bỏ ngủ mà vẫn bình thường?
Thiếu ngủ càng lâu càng nguy hiểm
Nếu thiếu ngủ trong thời gian dài, bạn sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng và hậu quả đó tỉ lệ thuận với thời gian mất ngủ của bạn.
– Sau 1 đêm không ngủ, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, giảm sự chú ý và có vấn đề với trí nhớ.
– Sau 2-3 đêm không ngủ, chức năng điều phối của bạn sẽ suy yếu, các cơ đau mỏi, sự tập trung cũng như khả năng suy xét giảm đáng kể, mắt nhìn lờ đờ, có cảm giác buồn nôn, giọng nói sền sệt và xuất hiện những cơn “díp mắt” mà bạn không cảm thấy.
– Sau 4-5 đêm không ngủ, trong người bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng cáu bẳn và ảo giác.
– Sau 6-8 đêm mất ngủ, cộng thêm việc nói chậm, bạn sẽ có cảm giác run rẩy ở các đầu chi, trí nhớ bắt đầu rối loạn, khả năng nhận dạng suy giảm, có những hành vi bất thường và bị hoang tưởng.
– Sau 9-11 đêm không ngủ, xảy ra sự đứt gãy trong suy nghĩ (bạn bắt đầu 1 câu và không kết thúc chúng) và xuất hiện những cơn ngẩn ngơ (mất trí).
Hậu quả của việc loại trừ giấc ngủ hoàn toàn sau 11 ngày đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, bởi nó gây nguy hiểm đến tính mạng. Nói tóm lại, những thương tổn không thể chữa trị sẽ đến từ từ sau đó, và cuối cùng có thể là cái chết. Điều này đã được thử nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm và những con chuột bị ngăn không cho ngủ đã chết chỉ sau 2 tuần.
Cũng có bằng chứng cho thấy, người lớn bị mất ngủ triền miên có nguy cơ mắc một chứng bệnh não hiếm gặp, gọi là Fatal Familial Insomnia và nạn nhân sẽ trải qua tất cả các triệu chứng nói trên trong một vài tháng. Căn bệnh này dẫn tới chứng tâm thần phân liệt, thay đổi tâm tính, bại liệt và cuối cùng là cái chết.
Theo lời kể của ông Ngọc thì chứng không buồn ngủ của ông bắt đầu lúc ông tròn 20 tuổi, khi đó ông mang lòng yêu một người con gái. Cảm giác lâng lâng khi yêu đã ám ảnh khiến ông không thể nào ngủ được.
10 năm sau, tức năm 1970, khi đó ông Ngọc đã tròn tuổi 30 thì tự dưng không bao giờ ngủ nữa. Vì không buồn ngủ nên ông thắp đèn làm quần quật đủ thứ việc nhà trong suốt 45 năm qua mà không phút nào chợp mắt nghỉ ngơi.
Trường hợp của ông Thái Văn Ngọc được BS Nguyễn Gia Thiều, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam xác nhận đó là chuyện có thật và rất hi hữu nhưng lại không có gì nguy hiểm.
Theo BS Nguyễn Gia Thiều, hiện tượng không ngủ kéo dài trong nhiều năm phần lớn là do hệ thống thần kinh trong não bị xáo trộn chứ không phải bị chấn động, ức chế sinh lý hay tác động nào của môi trường xã hội.