Với trẻ em, sức đề kháng yếu sẽ là nguyên nhân khiến cho nhiều vi khuẩn tấn công các bé dễ dàng hơn. Bởi vậy mà trẻ càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh này lại càng cao.
Có rất nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Nếu như không phát hiện bệnh này kịp thời thì nó rất dễ để lai những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ.
Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ cha mẹ cần chú ý:
Có thể khi bé bú mẹ, sữa rớt ra và tràn vào tai bé bởi bé thường bú trong tư thế nằm nghiêng. Nếu như không biết, nước vào tai sẽ khiến cho tai bị viêm. Bởi vậy cần phải lưu ý để chiếc khăn bên cạnh để lau sữa bị bú rớt ra ngoài cho bé.
Bị cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa.
Bé có thể bị viêm tai giữa do không khí bị ô nhiễm và có khói thuốc lá.
Khi ngoáy tai cho bé có thể mẹ chọc ngoáy vào tai, lặn sâu khiến bé bị đau và dễ viêm
Có thể là do lúc bé cảm cúm bị chảy nước mũi, chất dịch xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm.
Có thể do bị tát hoặc sức ép do bom đạn quá lớn nên dẫn đến bị viêm tai. ( Nguyên nhân này xảy ra với những nước có chiến tranh chứ ở nước ta thì trẻ không bị viêm tai giữa do nguyên nhân này.
Trong khoảng từ 6 tháng tới 3 tuổi là giai đoạn trẻ dễ bị viêm tai giữa nhất. Trẻ thường mắc viêm tai giữa do viêm VA lan vào vòi nhĩ, và điều này đã làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Vòi nhĩ ở trẻ em thường ngắn hơn và khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Điều này kết hợp với hệ thống niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm ở trẻ nên trẻ sẽ dễ dàng bị viêm tai giữa hơn.
Nếu thấy bé nhà mình bị viêm tai giữa, cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.