Đau bụng kinh ở nữ giới là một trong những biểu hiện bình thường của cơ thể mỗi khi đến kỳ kinh. Tuy nhiên, đối với một số người thì đây là cơn ác mộng kinh hoàng hàng tháng và điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và công việc của chị em rất nhiều.
♦ ĐAU BỤNG KINH LÀ GÌ ?
Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng thường gặp và lặp đi lặp lại ở cơ thể nữ giới mỗi khi đến ngày “đèn đò” trong tháng Tùy vào cơ địa và lịch sử bệnh lý của mỗi người mà hiện tượng đau bụng kinh cũng khác nhau. Có thể là đau âm ỉ, có thể là đau dữ dội nhưng chắc chắn đều không mấy dễ chịu. Trong nhiều trường hợp, những cơn đau bụng này có thể kèm theo đau lưng, chóng mặt, toát mồ hôi, hạ huyết áp, bủn rủn, chân tay lạnh, buồn nôn, thậm chí có thể bị ngất lịm, hôn mê,… và bệnh đau bụng kinh không đơn giản hết đau là khỏi mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí có thể gây vô sinh ở phụ nữ.
♦ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐAU BỤNG KINH
Có rất nhiều nguyên nhân gây dẫn đến bụng kinh ở nữ giới, có thể chia ra thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
► Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát: Là tình trạng đau bụng kinh nguyệt thông thường do các nguyên nhân bên trong cơ thể của mỗi người:
• Cổ tử cung quá hẹp: Một số chị em phụ nữ, cổ tử cung quá hẹp gây cản trở dòng chảy của kinh nguyệt, do vậy làm gia tăng áp lực trong tử cung gây đau bụng kinh.
• Tử cung co thắt quá mức: Sự co thắt quá mức của tử cung mà duy trì trong khoảng thời gian khá dài sẽ làm tử cung bị co thắt quá mức dẫn tới đau bụng kinh
• Vị trí tử cung không bình thường: Khi tử cung quá lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng lưu thông của máu kinh gây đau bụng kinh.
• Di truyền: Nếu bà hay mẹ bạn bị đau bụng kinh thì bạn bị đau bụng kinh là do di truyển.
► Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát: Là do các yếu tố bên ngoài tác động vào hoặc do các chị em đang bị mắc bệnh lý về phụ khoa:
• Do tâm lý: Tâm lý căng thẳng, bất an, gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn đến đau bụng kinh.
• Hoạt động của tĩnh mạch và động mạch tại các cơ quan sinh dục kém: Máu kinh không lưu thông, khi đó xảy ra tình trạng ứ đọng máu kinh, tắc kinh và gây đau bụng kinh.
• Lạc nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc phủ mặt trong tử cung, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này bắt đầu tái tạo dày lên, và bong ra ngoài vào cuối kỳ tạo kinh nguyệt. Tuy nhiên ở một số chị em phụ nữ kinh nguyệt là lớp nội mạc tử cung bị bong không thoát ra ngoài mà đi lạc qua ống dẫn trứng gây rối loạn kinh nguyệt dẫn đến đau bụng kinh dữ dội.
• Mắc các bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,..cũng có thể gây đau bụng kinh.
♦ TÁC HẠI CỦA ĐAU BỤNG KINH
Sau đây là một số ảnh hưởng mà đau bụng kinh tác động đến sức khỏe của chị em phụ nữ:
Thay đổi nội tiết tố: Gây khó chịu, thay đổi tính tình, và đôi khi khiến chị em cảm thấy buồn nôn.
Giảm trí nhớ: Những cơn đau xuất hiện trong kì kinh nguyệt có thể làm cho người phụ nữ kém thông minh, giảm khả năng nhận thức.
Giảm khả năng tập trung và thao tác các công việc: Sự khó chịu của những cơn đau bụng kinh sẽ làm cho người phụ nữ mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc, làm giảm hiệu quả công việc.
Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày: Có nhiều trường hợp do cơn đau kéo dài kèm theo triệu chứng đau dữ dội nên phải nghỉ học, nghỉ là vì quá đau
Gây ra một số bệnh phụ khoa: Đau bụng kinh kéo dài có thể gây ra các bệnh phụ khoa như nội mạc tử cung, u xơ eo tử cung, viêm dính tử cung, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí là gây hiếm muộn, vô sinh.
Bình thường đau bụng kinh sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Mức độ ảnh hưởng của đau bụng kinh còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơn đau bụng kinh nhẹ, âm ỉ thì chị em vẫn có thể hoạt động bình thường. Nếu cơn đau bụng dữ dội, kéo dài thì rất có khả năng là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, cần phải đến bác sĩ để chữa trị, tránh trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thâm chí có thể gây tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
♦ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH
5. Ăn táo: Táo có chứa enzyme bromelain giúp giảm đau, đặc biệt là đau bụng kinh.
6. Đi bộ nhanh: Hoạt động ở cường độ nhanh giúp cơ thể bơm thêm máu và giải phóng endorphin giúp bạn đương đầu với các cơn đau hiệu quả.
Những hoạt động đơn giản giúp giảm cơn đau bụng cho phụ nữ khi đến ngày. Ảnh: PureWow.
7. Uống trà thảo dược: Trà bạc hà, gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Điều duy nhất bạn cần nhớ đó phải là một cốc trà nóng, bốc hơi.
8. Châm cứu: Nghiên cứu cho thấy sau một buổi châm cứu, các thụ thể opioid trong cơ thể dễ hấp thu các chất giảm đau tự nhiên hơn, giúp cơ được thả lỏng.
9. Tắm nước nóng: Với đau bụng kinh, nhiệt độ có tác động khá sâu sắc. Bên cạnh việc uống nước, trà nóng, chườm bụng, bạn cũng có thể tìm thấy những phút giây thoải mái dưới làn nước nóng.
10. Massage: Nếu không thích châm cứu, bạn có thể đi massage nhẹ nhàng để cải thiện việc lưu thông máu, giúp giảm cơn đau.
11. Uống vitamin tổng hợp: Vitamin A, C và E có khả năng giảm các cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng.
12. Tránh uống rượu: Chất cồn làm tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vì vậy, nếu không muốn tra tấn cơ thể, hãy tránh xa rượu.