Nguyên tắc cần nhớ khi làm “chuyện ấy” của người bị tim mạch

0
116

1. “Yêu” buổi sáng

Buổi sáng khi cả hai đều cảm thấy thoải mái về sức khỏe và tinh thần sau một đêm nghỉ ngơi là thời điểm phù hợp cho chuyện ấy.

Tránh làm chuyện “ấy” ngay sau bữa ăn, cùng một lúc phải cung cấp máu cho cả hệ tiêu hóa và “chỗ đó” sẽ khiến trái tim mỏi mệt.

Tránh những tư thế phức tạp, mất sức, tránh tư thế tạo áp lực lên thành ngực gây khó thở, ép tim.

2. Nhờ sự giúp đỡ từ đối tác

Chia sẻ và đề nghị nhận sự giúp đỡ từ phía bạn tình là cách hiệu quả để rút ngắn khoảng cách giữa hai người.

3. Cẩn trọng với Viagra

Trong một số trường hợp, bệnh nhân tim mạch không được sử dụng Viagra, như: khi đang dùng thuốc nitrate (có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng hai loại thuốc này cùng lúc).

Viagra cũng là thuốc có nguy cơ đối với người bị huyết áp thấp, thiếu máu vành cấp, suy tim sung huyết, đang điều trị với nhiều thuốc hạ áp…

4. Luôn có sẵn thuốc điều trị

Cần chuẩn bị sẵn thuốc theo lời dặn dò của bác sĩ để sử dụng khi cần kíp, ngay cả khi cuộc yêu đang dang dở. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ trong phòng không quá nóng hay quá lạnh và đừng bao giờ bỏ qua “màn dạo đầu” (đây là giai đoạn để cơ thể thích ứng với sự thay đổi của cơ thể).

5. Dựa vào tình hình bệnh lý

Bệnh nhân suy tim: Với bệnh nhân suy tim độ I-II, làm “chuyện ấy” chừng mực còn có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu suy tim độ III thì cần phải hạn chế, độ IV nên kiêng hẳn.

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim: Ở giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi tuyệt đối, ít nhất là 6-8 tuần. Sau khi ổn định, nếu có nhu cầu thì nên nhẹ nhàng, không gắng sức. Nếu thấy xuất hiện cơn đau hay tức ngực thì nên ngừng lại ngay.

Bệnh nhân vừa phẫu thuật tim: Sau khi vừa trải qua phẫu thuật tim hoặc cơn đau tim, cơn đột quỵ bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra sức khỏe thể lực trước khi quay lại với chuyện chăn gối. Và chỉ nên “yêu” sau ít nhất 2-4 tuần.

Nguyên tắc cần nhớ khi làm 'chuyện ấy' của người bị tim mạch

Bệnh động mạch vành, đau thắt ngực: Nên ngậm thuốc phòng cơn đau thắt ngực tái phát trước khi “lâm trận”. Tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng sẽ giúp bạn đỡ tốn sức.

Bệnh nhân suy tim xung huyết chưa được điều trị; bệnh nhân hẹp van 2 lá: Chuyện “yêu” đối với những người này khá nguy hiểm. Khi có triệu chứng khó thở mà vẫn quan hệ có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim, dễ gây đột tử (dân gian thường gọi là Thượng mã phong).

6. Dừng lại đúng lúc

Đừng quá chú trọng vào các biểu hiện như tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, da trở nên nóng, ẩm. Bởi kể cả những người khỏe mạnh đều có những biểu hiện như vậy khi yêu, không riêng gì bệnh nhân tim mạch.

Nhưng nếu xuất hiện cơn đau thắt ngực, mệt nhiều, khó thở… nghĩa là tim của bạn đang bị quá tải. Lúc này, bạn cần dừng lại, nghỉ ngơi và dùng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ. Gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng không giảm.

Lưu ý: Bệnh nhân tim mạch nên nói không với sex khi: Sau khi ăn no – Sau khi mới uống rượu – Có biểu hiện của cơn đau tim – Tâm trạng không tốt – Khi có khuyến cáo của bác sĩ.

 

(Theosuckhoegiadinh.com.vn)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.