Nhật Bản – xứ sở của những vụ trượt đất lớn

Lịch sử Nhật Bản đã ghi nhận nhiều vụ trượt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết một lúc đến mấy trăm người. Đây là một trong những quốc gia chịu thảm họa trượt đất nặng nề nhất thế giới.

Về mặt lịch sử hình thành địa chất, nước Nhật là một quần đảo nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương, do đó cấu trúc địa chất không ổn định. Các vách đá gốc thành tạo núi ở Nhật Bản đa phần là dấu hiệu của những mặt trượt của những đứt gãy kiến tạo. Hầu hết các hòn đảo thuộc quần đảo này là sản phẩm của quá trình kiến tạo và đứt gãy kiến tạo mà thành.

Mô hình một giải pháp chống trượt đất ở Nhật Bản.

Theo một báo cáo khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải – Bộ Giao thông Vận tải, đặc thù về địa chất kết hợp với khí hậu mưa nhiều, phải trực tiếphứng chịu nhiều cơn bão từ Thái Bình Dương khiến Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia chịu tác động mãnh liệt của hiện tượng đất sụt.

Quần đảo Nhật Bản bao gồm 5 nhóm đảo chính, chia thành 12 tỉnh, nằm rải rác trên chiều dài 3000km theo hướng bắc – nam, 75% tổng diện tích lục địa là vùng núi. Cả nước có tới 77 ngọn núi lửa còn hoạt động, chiếm 10% toàn thế giới. Nhật lại nằm kề vành đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chấn tâm gây động đất ở độ sâu từ 100- 200km tính từ vỏ trái đất.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động trực tiếp đến sự ổn định của địa hình và các công trình trên đất nước Nhật hơn mọi nơi trên thế giới. Nước này đã trải qua nhiều thảm họa trượt – lở đất, như vụ trượt đất lớn xảy ra tại Kumamoto và Nagasaki năm 1972 làm 543 người chết, vụ trượt đất năm 1982 tại Nagasakilàm 493 người chết.

Năm 1984, một vụ trượt đất lớn tạo ra những khối trượt khổng lổ tới 34 triệu m3, làm 15 người chết tại làng Ontake San thuộc quận Nagano. Vụ trượt đất tại Tamanoki thuộc Quận Niigata vào năm 1985 làm 10 người chết; trượt đất tại Jizuki thuộc thành phố Nagano năm 1985 làm 26 người chết. Tại phía nam đảo Hyogo, trận động đất ngày 17/01/1995 đã gây ra trượt đất, làm chết trên 300 người.

 

Theo KHPT