>>> Nhật ký mẹ bầu: Tháng đầu tiên mang thai
>>> Nhật ký mẹ bầu: Tháng thứ 2 mang thai
Tháng thứ 3 thực sự là 1 cột mốc vô cùng quan trọng của quá trình mang thai. Đến cuối tháng này, bạn sẽ hoàn thành 3 tháng đầu của thai kỳ và không còn 1 số triệu chứng khó chịu “hành hạ” dai dẳng như ốm nghén, buồn nôn và mệt mỏi.
Đây là 1 tháng lý tưởng để sắp xếp tất cả các kế hoạch của bạn, bao gồm lựa chọn bệnh viện, chi tiết kế hoạch sinh nở, kế hoạch nghỉ thai sản,… Đồng thời, đã đến lúc bạn và bố của em bé có thể quan sát được những chuyển động nho nhỏ của con.
Điều gì xảy ra với cơ thể của mẹ bầu trong tháng thứ 3?
Tăng cân
Thời gian này, bạn có thể tăng thêm 1-3 kg. Trong 1 số trường hợp hiếm gặp, con số này cũng có thể lên đến 4kg. Mặc dù việc tăng cân trong thời kỳ mang thai là 1 dấu hiệu tốt nhưng tăng cân quá mức có thể là 1 điều cần được quan tâm. Vì thế, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học để giữ 1 trọng lượng phù hợp trong thai kỳ.
Bụng to dần
Đến cuối tháng thứ 3, bụng bạn sẽ bắt đầu phình to nhưng chưa nhiều. Vì thế, có mẹ thậm chí đến thời điểm này vẫn chưa nhận ra là mình đã mang thai.
Đi tiểu thường xuyên
Tử cung phồng lên sẽ gây 1 áp lực lên bàng quang của bạn, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy nhớ rằng, các triệu chứng này có thể kéo dài đến cuối của thai kỳ.
Táo bón và ợ nóng
Do thay đổi nội tiết tố và sinh lý, bạn cũng có thể bị táo bón và ợ nóng thường xuyên. Cách tốt nhất để đối phó với điều này là phải ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Để hạn chế bị ợ nóng, bạn nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, ăn thành nhiều bữa và cách nhau đều nhau để tránh sự trào ngược axit.
Choáng váng
Vào cuối tháng thứ 3, bạn có thể hay cảm thấy choáng váng, hoa mắt chóng mặt. Điều này là do các hormone progesterone gửi nhiều máu hơn đến em bé trong bụng mẹ, làm chậm quá trình chuyển máu vào cơ thể người mẹ nên xảy ra hiện tượng này.
Ngoài ra, nhiều bà bầu cũng vẫn có thể gặp những cơn ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với 1 số loại mùi nhất định và mệt mỏi.
Sự phát triển của bé
Khớp được hình thành
Các khớp ở chân tay cho phép em bé có thể uốn cong tay và chân. Xương và sụn cũng đang hình thành, củng cố hệ thống xương của bé.
Chồi răng được hình thành
Những chồi răng của bé đang hình thành nhằm phục vụ cho việc mọc răng sau này.
Phát triển phản xạ nuốt
Khi ở trong nước ối, em bé của bạn cũng đã bắt đầu nuốt nó. Phản xạ này sẽ giúp bé tồn tại được khi ra khỏi bụng mẹ và được cho bú.
Sự kết hợp giữa não và cơ thể
Các tế bào thần kinh khác sẽ xuất hiện thêm ở não vào lúc này. Não bộ cũng bắt đầu kiểm soát các chuyển động của tay và chân. Bạn có thể quan sát những chuyển động này trong khi siêu âm.
Xin chúc mừng bạn đã hoàn thành 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng của mình!
Thụy Du – (Dịch theo THS)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.