Đau thắt lưng ở chị em là hiện tượng thường gặp. Thế nhưng, chị em không nên coi thường triệu chứng này bởi rất nhiều bệnh phụ khoa cũng có thể gây ra đau thắt lưng.
-
1
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Triệu chứng: Khi bị mắc bệnh viêm vùng chậu, bên cạnh những biểu hiện điển hình của bệnh viêm là sốt, đau phần hạ vị, nhiều khí hư, kinh nguyệt không đều thì bệnh nhân còn thấy kèm theo triệu chứng đau thắt lưng. Nguyên nhân là do sự tổn thương của các cơ quan bên trong khiến cho vùng lưng cùng bị đau.
Nếu không được điều trị kịp thời và chính xác, bệnh sẽ gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu và bệnh viêm vùng chậu mãn tính… Vì vậy, điều trị kịp thời bệnh PID là rất quan trọng.”, bác sỹ Huang Kaiqing cảnh báo.
Hình thức kiểm tra: Khám phụ khoa
-
2
Ung thư phụ khoa
Nếu phần phụ có khối u, chẳng hạn như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung và các bệnh khác thì các khối u thần kinh hoặc tế bào ung thư này sẽ xâm nhập vào mô liên kết xương chậu có thể dẫn đến đau lưng vùng thấp. Khi khối u lớn hơn thì cảm giác đau lưng cũng trầm trọng hơn. Vì vậy, chị em cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để ngăn ngừa các tổn thương xảy ra, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.
Đừng chủ quan khi có triệu chứng đau lưng!
U xơ tử cung
Triệu chứng: U xơ tử cung (UXTC) là khối u lành tính thường gặp nhất ở phụ nữ từ 30-50 tuổi. Những triệu chứng đầu tiên của UXTC là chảy máu kinh bất thường – nặng hơn hoặc kéo dài hơn, giao hợp đau, triệu chứng thiếu máu (do mất nhiều máu kinh); tiểu khó hoặc tiểu lắt nhắt do khối u xơ chèn ép lên bàng quang; tăng áp lực vùng chậu; táo bón. Ngoài những triệu chứng chính, UXTC có thể gây ra đau lưng, nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị thường xuyên, bệnh có thể chuyển sang đau vùng chậu mãn tính, cũng có thể gây ra đau thắt lưng.
Hình thức kiểm tra: Khám phụ khoa
– Ung thư cổ tử cung
Triệu chứng: Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến nhất. Nguy hiểm hơn là triệu chứng đau lưng chỉ thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư cổ tử cung. Sở dĩ bệnh nhân bị đau lưng là do các tế bào ung thư xâm lấn có thể gây ra tắc nghẽn niệu quản, ứ nước, nhiễm độc và gây đau lưng.
Ngoài ra, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, khối u vùng chậu cũng có liên quan đến các dây thần kinh, đè nén vùng bụng và gây đau thắt lưng.
Hình thức kiểm tra: Xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung).
-
3
Sa tử cung
Triệu chứng: Khi tử cung bị rời khỏi vị trí ban đầu, xuống dọc theo âm đạo thì nó có thể gây ra các triệu chứng đau lưng, hoặc thậm chí dẫn đến các bệnh về hệ tiết niệu. Chị em có thể bị mắc bệnh này do hậu quả của quá trình sinh nở, sự suy giảm chức năng buồng trứng hay giảm độ đàn hồi của dây chằng tử cung… dẫn đến sa tử cung, làm đau lưng tái phát.
Hình thức kiểm tra: Khám phụ khoa
-
4
Viêm cổ tử cung
Triệu chứng: Cổ tử cung có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus, bảo vệ cho tử cung. Nó là cánh cửa của tử cung và chỉ mở ra trong quá trình sinh nở. Nhưng các bệnh lý về âm đạo có thể ăn sâu vào trong cổ tử cung, gây xói mòn cổ tử cung, polyp cổ tử cung. Phụ nữ bị bệnh viêm cổ tử cung ngoài triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng thì còn kèm với đau lưng.
Hình thức kiểm tra: Khám phụ khoa