Những bệnh thường gặp khi trời chuyển mùa thu

Cần làm gì khi trẻ bị sốt cao?

Bệnh đường hô hấp

Viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi là những bệnh phổ biến nhất mọi người dễ mắc phải trong thời tiết chuyển giao sang thu.  Với đối tượng là trẻ nhỏ, các bệnh liên quan đến hô hấp sẽ càng dễ mắc hơn vì hệ thống đề kháng của bé chưa hoàn chỉnh.
Bệnh lây truyền qua:
– Đường miệng, nước bọt
– Tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Đối tượng là trẻ em rất dễ mắc phải những bệnh hô hấp vào mùa thu
– Đột ngột sốt cao (nhiệt độ cơ thể từ 39 -40 độ C)
– Đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân;
– Đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Cách phòng tránh: Để phòng ngừa bệnh đường hô hấp vào mùa thu, các bạn nên:
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi ngoài đường và các nơi công cộng
– Giữ ấm cơ thế
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết cũng là một trong những bệnh dễ gặp phải nhất vào mùa thu. Lúc này thời tiết tương đối ẩm thấp là cơ hội để muỗi sinh sôi, nảy nở. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, có sông, rạch và nơi có ao tù, nước đọng.
Khi bị muỗi vằn đốt dẫn đến sốt xuất huyết, cơ thể có những dấu hiệu như:
– Sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày.
– Dưới da xuất hiện dấu xuất huyết, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng.
– Đi tiểu có hiện tượng ra máu
Bệnh nhân có khi đau dụng dữ dội và đau mạnh ở sườn bên phải.
Cách phòng tránh:
– Nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi rậm để tránh sự sinh sôi và phát triển của muỗi.
– Đặc biệt hơn, khi ngủ các bạn nên mắc màn để tránh bị muỗi vằn đốt.
– Nếu bệnh không đỡ phải đến ngay các cơ sở y tế để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Suy tim
Theo một số nghiên cứu, vào mùa thu những người có vấn đề về tim mạch sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tim.  Khi thay đổi thời tiết đột ngột cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu từ đó làm quá tải hệ thống tim mạch.
Để phòng ngừa bị bệnh tim mạch, các bạn nên:
–  Chú ý đến vấn đề dinh dưỡng: ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế những chất béo có hại.
–  Không hút thuốc và thường xuyên thể dục thể thao nhẹ nhàng để điều hòa tim mạch.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp vào mùa thu nhất. Vào thời điểm này thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng sang mưa, độ ẩm không khí cao nên hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu nhiều.  Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối…cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. 
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện :
– Mắt đỏ và có ghèn.
– Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
– Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. 
 Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
– Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
– Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
– Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi công cộng la những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt đỏ:
–  Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
– Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
– Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
– Không dùng tay dụi mắt.
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau:
– Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
– Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
– Tránh khói bụi bằng cách đeo kính mát cho mắt.
– Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
 – Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
– Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời để tránh những hậu quả, biến chứng nặng.
Nguyễn Linh

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.