Những bộ phận “không thể lạnh” vào mùa đông

Những bộ phận 'không thể lạnh' vào mùa đông
Bàn chân
Bàn chân là một trong những bộ phận cần được giữ ấm trong mùa lạnh. Vào những ngày trời lạnh, mạch máu dưới da co lại làm cho quá trình lưu thông máu chậm hơn. Chân nằm dưới cùng của cơ thể, xa tim, máu chảy ngược cho nên việc lấy dinh dưỡng so với các bộ phận khác sẽ khó khăn hơn. Vì thế ngoài việc giữ ấm cơ thể cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc và giữ ấm đôi bàn chân. Giữ cho đôi chân khoẻ mạnh chính là cách để bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông. Cũng giống như đầu, chân lạnh thì cơ thể cũng sẽ lạnh. Nguyên nhân là do lớp mỡ dưới da bàn chân mỏng nên khả năng giữ ấm kém.
Những bộ phận 'không thể lạnh' vào mùa đông
Chân là bộ phận sợ lạnh nhất trong toàn cơ thể. Kinh mạch của thận, tỳ  và dạ dày đều bắt nguồn từ chân, nhưng do khoảng cách từ chân so với tim là xa nhất,  on đường lưu thông máu cũng dài nhất, cho nên máu cung cấp luôn bị thiếu ở chân.
Bụng
Bụng là nơi chứa thận, thận vốn thích ấm sợ lạnh. Nếu bụng bị lạnh sẽ dẫn đến bệnh đau bụng do lạnh và các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, tiết dịch âm đạo bất thường…
Ngoài việc mặc quần áo nhiều lớp, kín để giữ ấm bụng bạn có thể dùng hai tay xoa vào nhau đến khi ấm. Sau đó bạn đặt hai tay lên cơ bụng. Sau đó xoa mạnh khắp bụng, ra cả vùng xương cụt khoảng 50 đến 100 lần như vậy sẽ giúp ấm thận, khí huyết lưu thông dễ dàng, giúp cơ bụng được thoải mái.
Với trẻ em, bạn nên cho bé mặc kiểu áo giống tạp dề hoặc quấn một lớp khăn mỏng quanh vùng bụng rồi mới mặc quần áo ra ngoài. Khi bé ngủ, bạn vẫn có thể quấn khăn để đề phòng bé đạp chăn sẽ bị hở bụng. Nếu có thể bạn nên mua bộ áo liền quần cho bé mặc lúc ngủ, đảm bảo bụng bé sẽ luôn được ủ ấm.
Lưng
Trên lưng có mạch đốc tuần hoàn chạy qua. Đây là mạch rất quan trọng đảm bảo dương khí của cơ thể. Theo quan niệm, lưng là dương của trung dương là hải của mạch dương. Khí lạnh rất dễ xâm nhập vào lưng, đặc biệt khi bị ướt lưng. Khi đó dương khí cơ thể bị tổn hại, có thể ảnh hưởng đến phổi và phế quản. Khả năng miễn dịch giảm xuống, gây bệnh như phong hàn, cảm cúm.
Vì vậy, vào mùa đông tốt nhất nên mặc áo bông hoặc áo len để giữ ấm lưng. Khi trời nắng, nên ra ngoài để ánh nắng mặt trời chiếu vào lưng, hơi ấm không chỉ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu mà còn là thần dược chữa bệnh trầm cảm mùa đông. Nếu thời tiết hơi lạnh có thể chọn cách mặc loại áo may ô dày giúp giữ nhiệt.
Chị em phụ nữ thường có những kiểu thời trang hở lưng nên cần tránh mặc như vậy vào ngày nhiệt độ hạ thấp. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý lưng khi ngủ ban đêm. Mới ngủ có thể thấy nóng nhưng nếu ngủ sâu sẽ bị lạnh lưng dễ bị cảm.
Bàn tay
Cũng giống như bàn chân, bàn tay là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể. Ngoài ra ở đây có các mạch, huyệt rất nhạy cảm với thời tiết. Khi trời lạnh, các mạch máu co lại. Nếu như không giữ ấm bàn tay sẽ làm cho vùng tay lạnh, máu lưu thông kém. 
Việc nhiễm lạnh ở bàn tay dễ gây ốm, cảm cúm, mệt mỏi, nhất là với người già trẻ nhỏ. Vì vậy, để giữ ấm bàn tay cần đeo găng tay khi đi ngoài trời. Nếu thời tiết quá lạnh có thể hơ trên bếp lửa để giữ ấm. Ban đêm khi ngủ phải đặt bàn tay trong chăn.
Xem thêm: Thực phẩm hữu ích cho người bị tiểu đường
Previous articleĐể tránh điều tiếng thị phi nơi công sở
Next articleChiết xuất Nấm Linh Chi –Sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe con người
Nguyễn M Châu
Chào các bạn,mình là Minh Châu,Mình thích sưu tầm và chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm,bài học hay trên internet. Bởi vì "Hạnh phúc không phải là nhận, hạnh phúc chính là sự cho đi". Hy vọng nếu mọi người thích bài viết thì hãy Like &Share cho bạn bè cùng đọc nhé!!! ♥ Xin cám ơn.