Sai lầm khi dùng trà xanh
Dùng trà quá đặc
Trong trà có chứa hàm lượng caffein và tannin, nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, nếu dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe con người.
Pha ngâm trà quá lâu
Pha trà ngâm quá lâu làm cho trà tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.
Pha trà quá nhiều lần
Theo nhiều thử nghiệm các nhà khoa học phát hiện thấy, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu cứ đun đi đun lại, pha nhiều lần thì các chất độc sẽ tiết ra vì vậy không nên pha trà “quá tam” ba bận.
Chính vì vậy mà khi uống trà không nên tiết kiệm mà pha trà quá nhiều lần. Trong quá trình đun đi đun lại quá nhiều không chỉ giảm chất lượng mà còn để lại những tác dụng xấu cho sức khỏe.
Uống trà xanh quá nóng
Khi uống trà xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.
Mặc dù một ấm trà ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 – 500C là vừa.
Dùng nước trà xanh uống thuốc
Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.
Uống trà xanh vào lúc đói
Trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say trà”.
Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ
Nước trà xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống trà trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.
Uống nước chè xanh để qua đêm
Lý do, khi để lâu như vậy nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Uống quá nhiều
Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều a-xít hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.
Mặc dù được coi là thần dược của sức khỏe nhưng nếu uống trà xanh quá nhiều hoặc không đúng cách, bạn có thể sẽ mắc nhiều bệnh.
Tác hại khôn lường khi dùng trà xanh không đúng cách
Trà xanh gây phản tác dụng của thuốc và gây hại cho gan
Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.
Làm rối loạn tâm trí
Mặc dù trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể duy trì sự trẻ khỏe, tránh lão hóa nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống nhiều trà xanh hàng ngày. Nếu uống quá nhiều trà xanh hàng ngày, lượng caffein vào cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn trong bài tiết hormone của các tuyến trong cơ thể. Điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rối loạn tâm trạng trầm trọng, bao gồm cả lo âu và thay đổi tâm trạng bình thường. Vì vậy, bạn chỉ nên uống không quá 2-3 ly trong một ngày.
Gây rối loạn tiêu hóa
Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.
Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào máu
Đây là một tác dụng phụ của trà xanh được rất nhiều người biết. Các tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.
Chính bởi tiêu thụ trà xanh có thể đem lại một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như vậy mà các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ trà xanh trong những tháng đầu của thai kì. Điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của thai nhi vì caffein trong trà xanh có thể gây ra tác động có hại đối với não đang phát triển của trẻ và có liên quan đến khuyết tật thần kinh ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, uống nhiều trà xanh lúc mang thai có thể làm cho lượng sắt cung cấp cho cả mẹ và thai nhi bị thiếu hụt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả hai.
Uống trà xanh như thế nào là đúng?
Tuy không chứa nhiều chất cafein như cà phê, nhưng khi uống nhiều trà xanh cũng có thể làm tăng mức cafein trong cơ thể. Tình trạng này có thể khiến cơ thể bị mất nườc và gây mất ngủ.
Ngoài ra, những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit cũng không nên tiêu thụ quá nhiều trà xanh. Vì trà xanh có chứa chất tannin làm tăng tiết axít trong dạ dày. Tác dụng phụ tồi tệ nhất khi uống nhiều trà xanh là khiến cơ thể giảm hấp thu sắt, dẫn đến thiếu sắt. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách uống trà xanh sao cho giảm bớt các tác dụng.
Để giúp bạn uống trà xanh một cách tốt nhất, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các phương pháp sau:
Uống trà tươi
Uống lá trà tươi là một trong những cách lành mạnh để tránh tác dụng phụ của trà. Vì lá trà khi sấy khô sẽ làm giảm đi đặc tính chống vi khuẩn của loại thức uống này. Bên cạnh đó, bạn nên uống trà xanh còn ấm là tốt nhất, không nên uống lúc còn quá nóng.
Ủ trà đúng cách
Trà xanh khi không được ủ đúng có thể gây vị đắng và làm mất vị trà. Bạn nên sử dụng nước đun sôi để ủ trà sao cho màu sắc lá còn xanh, nhằm giữ được hương vị cũng như lợi ích của loại thức uống này.
Không pha đường
Khi uống trà, bạn không nên pha với đường, vì có thể làm mất hương vị cũng như giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng trong trà. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha trà xanh với mật ong, tuy nhiên bạn cũng không nên nghiện cách uống này.
Tránh uống quá đậm
Nếu có sở thích uống trà xanh đậm, bạn cần phải thay đổi. Vì khi uống trà xanh lạt sẽ giúp bạn thưởng thức được hương vị và giảm đi các tác dụng phụ của trà gây ra.
Không hòa với thuốc
Bạn không nên hòa lẫn các loại thuốc hoặc các nguồn bổ sung vào trà xanh để uống. Vì các chất hóa học trong các sản phẩm đó sẽ phản ứng với các hợp chất chứa trong trà, gây nên những tác hại đối với sức khỏe.
Uống đúng giờ
Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà xanh là khoảng một giờ trước và sau mỗi bữa ăn. Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân, nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn. Còn nếu muốn hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng cũng như vitamin vào cơ thể, bạn nên uống một giờ sau bữa ăn.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.