Bạn có thể thất bại trong một nền kinh tế ảm đạm hoặc có môi trường công sở kém. Nhưng đó chỉ là những yếu tố bên ngoài. Đáng tiếc nhất là khi bạn hoàn toàn có thể thành công nhưng lại không thể thoát khỏi những cạm bẫy tâm lý do chính mình tạo ra. Vậy những cạm bẫy đó là gì? Hãy thử tìm hiểu chúng qua bài viết này!
1. Theo số đông
Trong những năm 1950, nhà tâm lý học Solomon Asch đã tiến hành một nghiên cứu và kết luận rằng con người thường có xu hướng đồng ý với số đông, ngay cả khi phần lớn họ biết điều họ làm theo là sai.
Trong thí nghiệm, người tham gia được yêu cầu cho biết đó là 3 dòng dài nhất. Họ bị bao vây bởi một nhóm người người cho rằng những dòng ngắn hơn là dài hơn. Kết quả là, những người tham gia đó đã đồng ý với đám đông kia.
Bài học ở đây là phải cảnh giác với những xu hướng mà nhiều người cho là phù hợp và đưa ra những đánh giá theo ý kiến cá nhân của mình. Ví dụ, khi bạn tham gia một cuộc họp hay hội thảo nhóm, nếu bạn thấy ý kiến của mọi người là sai, hay nên phát biểu ý kiến cá nhân của mình và đưa ra những bằng chứng để phủ nhận những điều mọi người đưa ra là sai thay vì lười suy nghĩ và đồng tình theo đám đông.
2. Không thoát khỏi những định kiến tiêu cực
Định kiến là gì? Hiểu nôm na, đó là những ý kiến đã tồn tại từ lâu đời và khó thay đổi. Những định kiến được con người chấp nhận trong nhiều giai đoạn xã hội khác nhau, chúng ta có thể chấp nhận chúng. Nhưng những ý kiến không còn hợp với xã hội hiện tại thì chúng là những định kiến tiêu cực cần được loại bỏ. Những loại định kiến tiêu cực lớn nhất trong xã hội điện đại ngày nay có lẽ là các định kiến về giới tính, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo.
Một nghiên cứu cho thấy, tại môi trường làm việc những người quản lý phải chịu sự phân biệt chủng tộc có thể có nhận được ít phản hồi từ đồng nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm lâu dài. Tương tự, phụ nữ người có định kiến về giới tính cũng không thành công trong đàm phán bằng những người phụ nữ thoát khỏi định kiến trên.
3. Cầu toàn
Cầu toàn nghe có vẻ như một quan điểm tích cực, nhưng thực tế cách nghĩ này có thể phá cản trở năng suất công việc, cũng như thành công của bạn. Theo Phó giáo sư Alice Boyes trên tạp chí Business Insider, sự cầu toàn thường làm rời rã tinh thần và tâm lý chúng ta. Thay vì cầu toàn, chúng ta nên thiết lập các kế hoạch có tính khả thi và hoàn thành chúng theo đúng tiến độ đã đề ra. Thêm nữa, khi dùng từ “cầu toàn”, chúng ta chỉ nên hướng ý nghĩa từ này là không ngừng cố gắng để làm việc hiệu quả nhất.
4. Hội chứng “Tôi là kẻ mạo danh”
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% người trong số chúng ta đa từng trải qua hội chứng “tôi là kẻ mạo danh”. Về cơ bản hội chứng này dành cho những người tự nhận thành tích về họ trong khi họ không thực sự xứng đáng. Lết quả là, bạn có giảm giác như mình là một kẻ nói dối, sợ thất bại và lo lắng khi khi phải chứng minh những điều mình nói là đúng, hay lảng tránh làm nhiệm vụ liên quan đến thành tích đó.
Để thoát khỏi hội chứng “tôi là kẻ mạo danh”, bạn nên học cách trung thực và khiêm nhường. Thành công của bạn có thể chưa chọn vẹn, nhưng nếu bạn thể hiện rằng bạn chưa phải là người xuất sắc, bạn sẽ biết mình đang ở trị trí nào so với những đối thủ khác. Bên cạnh đó, khiêm nhường sẽ giúp bạn nỗ lực hơn và nhận được sự động viên, khích lệ của người khác thay vì để họ chìm đắm trong ảo tưởng về sự vinh quang của bạn.
5. “Sợ” thất bại khi mới bắt đầu
Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, hội chứng tâm lý sợ thất bại còn được gọi một tên khác là sợ thành công. Bởi nếu bạn sợ thất bại ngay từ khi mới bắt đầu làm việc, điều đó có nghĩa là bạn từ chối cơ hội thành công. Trạng thái tâm lý này có thể xảy ra khi bạn bắt đầu sự nghiệp của mình hoặc có sự thay đổi lớn trong cuộc sống.
6. Hiệu ứng đà điểu
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.