Những căn bệnh đến từ… thú cưng

Những căn bệnh đến từ... thú cưng

Bạn có biết, một vài căn bệnh ở động vật nuôi có thể khiến cho người nuôi chúng cũng bị nhiễm theo?

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch, các căn bệnh được truyền từ động vật sang người gọi là bệnh lây. Khi tiếp xúc với động vật nuôi hoặc các chất  dịch của chúng, bạn có thể sẽ nhiễm phải các bệnh lây truyền, và đó là lý do vì sao việc giữ vệ sinh và chú ý tới sức khỏe cho chúng là vô cùng cần thiết.

Một số cá nhân, bao gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị các vi sinh vật tấn công hơn. Dưới đây là một vài căn bệnh thường gặp ở vật nuôi mà thú cưng của bạn và bạn có thể rủi ro mắc phải.

Những căn bệnh đến từ... thú cưng

  • 1

    Giun tròn

    Trứng giun tròn và giun trưởng thành có thể được bài tiết trong phân của vật nuôi như chó, mèo… và có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh trùng. Thông thường, bệnh ký sinh trùng không sản sinh ra các triệu chứng cũng như không yêu cầu phải điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây ra các vấn đề về thị lực hoặc gây mù lòa. Trẻ am có nguy cơ ăn phải trứng giun cao hơn vì chúng thường chơi với vật nuôi và chạm vào mặt đất bị nhiễm ký sinh trùng. Do đó, các bậc phụ huynh nên tránh xa trẻ khỏi những nơi mà vật nuôi có thể đã đại tiện và dạy cho trẻ về vệ sinh vật nuôi đúng cách.

  • 2

    Giun móc

    Chó và mèo bị nhiễm bệnh truyền trứng giun qua đường phân. Trứng nở thành ấu trùng, điều này có thể giúp cho ấu trùng thâm nhập qua da và phát triển thành những con giun có độ dài gần 1cm nằm ngay dưới bề mặt da. Thông thường, điều này xảy ra khi bạn đi chân trần trên nền nhà hoặc ở mặt đất đã bị nhiễm ấu trùng. Vì thế, nếu nghi ngờ mình bị nhiễm phải loại giun này, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào vùng da bị tổn thương xem chúng có những vết ngoằn ngoèo hay không, thường là ở bàn chân hoặc cẳng chân.

  • 3

    “Bệnh hộp rác”

    Đây là loại bệnh ký sinh được tìm thấy trong phân của mèo. Chúng cũng có thể lây qua đường ăn uống nếu món thịt bạn ăn chưa được nấu chín. Trong khi căn bệnh này không phổ biến và không có những triệu chứng hiện tại, thì phụ nữ mang thai lại phải cẩn thận hơn vì chúng có thể gây ra mù lòa, điếc, động kinh, chậm phát triển ở thai nhi. Bạn cũng sẽ không bị nhiễm bệnh ngay khi tiếp xúc trực tiếp với mèo, như ng nếu bạn đang mang thai hãy luôn đeo găng tay khi bạn dọn dẹp hộp rác (là nơi mèo đại tiện) hoặc nhờ ai đó làm giúp.

    Những căn bệnh đến từ... thú cưng

  • 4

    Nhiễm trùng do vi khuẩn từ các vết cắn

    Các vết cắn của mèo có thể là nguyên nhân gây ra sưng, viêm, sốt thậm chí là tử vong. Các vết cắn của chó có thể lây lan tụ cầu, một nhóm vi khuẩn gây ra rất nhiều căn bệnh. Nếu vết cắn bị trầy xước nhiều, hãy đến gặp bác sỹ để được tiêm kháng sinh.

  • 5

    Vết mèo cào

    Căn bệnh này gây ra bởi vi khuẩn Bartonella qua vết mèo cào hoặc cắn. Triệu chứng bao gồm vết cắn bị nhiễm trùng, sưng hạch bạch huyết, sốt, đau đầu và mệt mỏi. Không phải vết cắn nào cũng như thế, tuy nhiên, nhiều trường hợp cần được xử lý và cần phương pháp điều trị. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sỹ.

  • 6

    Vi khuẩn Salmonellosis

    Vật nuôi trong nhà có thể mang theo vi khuẩn này và lây lan qua phân của chúng, sau đó vi khuẩn gây ra các triệu chứng như sốt, nôn, tiêu chảy và kiệt sức. Ngoài ra, khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, bạn cũng có thể bị các triệu chứng tương tự.

    Những căn bệnh đến từ... thú cưng

  • 7

     Mẹo phòng bệnh

    – Luôn rửa tay với xà phòng và nước ấm trong ít nhất 15 giây sau khi sờ vào vật nuôi, sau khi lau dọn nơi ngủ của chúng cũng như trước và sau khi chuẩn bị nấu ăn

    – Chú ý tới sức khỏe của vật nuôi. Chắc chắn rằng chúng luôn được tiêm phòng, tẩy giun, kiểm soát bọ chét và đến gặp bác sỹ thú y thường xuyên. Đồng thời, theo dõi các dấu hiệu ốm đau của chúng như tiêu chảy, nôn, bỏ ăn, yếu ớt, hắt xì hơi, ho, chảy nước mũi.

    – Dạy trẻ về vệ sinh vật nuôi đúng cách. Trẻ thường cho tay vào trong miệng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể trẻ. Và trẻ nhỏ cũng dễ bị tổn thương hơn người lớn. Dạy trẻ không được cho bất kỳ vật gì vào trong miệng khi đang chơi, không được hôn hoặc chia sẻ thức ăn với vật nuôi, và rửa tay sau khi sờ vào vật nuôi.

    – Nếu bạn đang mang thai, luôn luôn đeo găng tay khi lau dọn hộp phân của mèo hoặc nhờ ai đó làm giúp cho đến  khi bạn sinh xong.

    – Rửa vết cắn và vết cào ngay lập tức và cẩn thận với xà phòng và nước đang chảy từ vòi. Không cho phép vật nuôi liếm bất kỳ chỗ vết thương hở nào mà bạn có.