Đậu xanh chứa thành phần dinh dưỡng có lơi cho sức khỏe, đó là vitamin A, vitamin C, lipdid..Đây là loại hạt có mùi hơi tanh nhưng tính mát. Nó có thể xay làm nước uống giúp giải nhiệt cơ thể trong mùa nóng. Vỏ của đậu xanh có vị ngọt, mát, loại vỏ này có nhiều dinh dưỡng nên có thể không cần bỏ vỏ.
Đậu xanh có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Những công dụng tuyệt vời từ hạt đậu xanh
Đậu xanh có thể chống lão hóa vì chứa nhiều vitamin C. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa cao. Theo Đông Y, cũng có những bài thuốc Đông Y có thể tận dụng đậu xanh để chữa bệnh gút. Ngoài ra, trong đậu xanh có nhiều chất xơ., với những chất này, giúp loại bỏ chất béo có hại, cholesterol.
Đậu xanh có chứa nhiều dưỡng chất như: Vitamin B phức hợp, chất kháng viêm, chất xơ hòa tan, chất vỏ đậu xanh có nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid rất tốt cho sức khỏe. Dùng đậu xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư vú và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng giảm cân, chống lão hóa. Đậu xanh cũng là món ăn nên có trong thực đơn của những người mắc bệnh tiểu đường, gút.
Đỗ xanh có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng (Ảnh minh họa)
Đậu xanh chứa nhiều chất xơ, có tác dụng kháng viêm cao, đậu xanh có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh gút. Người mắc bệnh có thể ninh nhừ đầu xanh nguyên vỏ, không gia vị, ăn vào buổi sáng khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ buổi tối. Sau khoảng 30 ngày, bệnh gút sẽ thuyên giảm rất nhiều. Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc làm từ đậu xanh, chủ yếu chữa các bệnh tiêu hóa.
Để điều trị tiêu chảy, người bệnh rang khoảng 150g đậu xanh đến khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm. Sau đó trộn chung với 30g hạt tiêu đã nghiền thật nhỏ, hòa với nước uống 4 giờ/ lần, mỗi lần từ 7 – 10g thì sẽ nhanh chóng hết bệnh.
Với cánh đàn ông, khi nhậu say có thể ăn cháo đậu xanh để toát mồ hôi, giúp giải rượu nhanh và hiệu quả. Với những người bị ngộ độc thức ăn có thể dùng đậu xanh ngâm nở, nghiền nát, hòa với nước ngâm đậu để cho người ngộ độc nôn thức ăn ra ngoài. Sau đó, đun tiếp đậu xanh với cam thảo, uống 2 lần/ngày trong thời gian tiếp theo đến khi khỏe lại.
Trao đổi với chúng tôi, lương y Thành Vinh (Phòng khám Đông Y) cho hay, đậu xanh rất tốt cho cơ thể, tuy nhiêu không phải ai cũng thích hợp để ăn đậu xanh, không những không có hiệu quả về sức khoẻ mà còn mang bệnh vào người. Bởi vì đâu xanh mát, có tính hàn nên với người gầy yếu, mới ốm dậy nếu ăn đậu xanh ngay sẽ rất nguy hiểm. Bởi điều này có thể làm cho cơ thể càng mệt mỏi.
Hoặc khi đang đói bụng, cơ thể có tính hàn, tim đập nhanh, nếu ăn đậu xanh cũng làm tăng tính hàn không có lợi cho sức khỏe cũng như dạ dày. Thậm chí, nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình tiêu hóa sau khi ăn cũng như hoạt động của dạ dày.
Vì có tính hàn nên với những người mắc bệnh đau chân, viêm khớp, đau cột sống… nếu ăn có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng. Do tính hàn tác động trực tiếp đến hệ xương, lúc đó cơ thể càng đau đớn hơn. Cũng nguyên nhân từ tính hàn nếu phụ nữ ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, bạch đới… ảnh hưởng đến hành kinh và các bộ phận phụ.
Là loại hạt bổ dưỡng, thậm chí chứa nhiều chất còn giá trị hơn cả thịt gà. Cho nên việc ăn đậu xanh đôi khi dẫn đến khó tiêu, chậm tiêu hay chướng bụng nếu ăn quá nhiều. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy mỏi mệt. Cho nên chỉ ăn lượng vừa phải, lượng vừa đủ và không nên ăn khi gần đi ngủ sẽ làm bạn khó ngủ.
Khi bạn đang dùng thuốc Đông y cũng không nên dùng đậu xanh bởi nếu dùng như vậy làm cho thuốc không còn tác dụng. Do vị ngọt, tính hàn có trong đậu xanh sẽ hóa giải, giảm hết công dụng của thuốc và thảo mộc không phát huy hết giá trị.
Lazy
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.