Cùng với sự lớn lên từng ngày của em bé trong bụng, mẹ sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Mỗi ngày, bé sẽ làm mẹ bất ngờ bởi những kỹ năng mới của mình: khi tim bé có nhịp đập đầu tiên, khi bé lần đầu “tung chưởng” hay khi bé nhen nhóm ý định “vượt ngục”… Hơn nữa, những cột mốc quan trọng này cũng cho mẹ biết rất nhiều về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
1/ Lần đầu mẹ được biết về con
Sử dụng que thử thai ở tuần thứ 4-5 của thai kỳ sẽ giúp mẹ phát hiện sự tồn tại của con nhờ vào sự gia tăng hoóc-môn hCG. Lúc này, phôi thai đã xuất hiện và phát triển với tốc độ “kinh hoàng”. Tuy nhiên, dấu hiệu có thai ở giai đoạn này vẫn còn chưa rõ ràng và rất ít mẹ nhận biết được. Thậm chí, có mẹ phải đợi đến tuần thứ 8 – tuần thứ 10 của thai kỳ mới biết đến sự tồn tại của con.
2/ Thai mấy tuần thì vào tử cung?
Sau khi thụ tinh, phôi thai phải mất từ 6-9 ngày để di chuyển về tử cung và khoảng 7-10 ngày để hoàn thành giai đoạn “xây nhà”. Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế, thời điểm thai vào tử cung còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng của mẹ bầu.
Tử cung của mẹ là nơi duy nhất có đủ chất dinh dưỡng và không gian cho thai nhi phát triển. Vì vậy, nếu trong giai đoạn “di cư”, thai nhi bất ngờ đi lạc tới một nơi nào đó ngoài tử cung của mẹ sẽ rất nguy hiểm. Hầu hết tình trạng thai ngoài tử cung sẽ kết thúc bằng thai chết lưu hoặc sảy thai.
3/ Nhịp tim đầu tiên
Nhận nhiệm vụ từ rất sớm, tim của thai nhi sẽ bắt đầu làm việc hăng say từ tuần thứ 7 của thai kỳ. So với nhịp tim của người lớn, tim thai đập nhanh hơn. Trung bình từ 120 -160 nhịp/phút.
4/ Lần đầu tiên “tung chưởng”
Khoảng tuần thứ 20-22 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp của con. Thực tế, bé cưng đã có thể chuyển động từ rất lâu, nhưng vì cử động của bé rất nhẹ nên mẹ vẫn chưa cảm nhận được. Phải đợi 3 tháng giữa của thai kỳ, khi thai nhi “đủ cân lượng”, cú đạp của con mới làm mẹ chú ý.
Trung bình một ngày bé có thể “đạp” mẹ 30 lần và thường tập trung vào buổi đêm, khi mẹ chuẩn bị đi ngủ. Không chỉ nhắc mẹ nhớ về sự tồn tại của mình, những chuyển động của thai nhi cũng báo cho mẹ biết về tình hình sức khỏe của mình. Vì vậy, mẹ nên báo ngay cho bác sĩ nếu như nhận thấy điều gì bất thường.
5/ Dấu hiệu chuyển dạ
Những tuần cuối của thai kỳ, mẹ nên đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ để nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, mẹ sẽ có thể ôm con trong vòng tay của mình.
Xem thêm infographic dưới đây để biết chính xác hơn về những cột mốc quan trọng trong thai kỳ mẹ nhé!
(Theo MB)
Huớng dẫn cách đỡ đẻ trong trường hợp khẩn cấp