10 dấu hiệu có thai và cách phòng triệu trứng xấu
1. Tức ngực
Dấu hiệu có thai đầu tiên – tức ngực. Tức ngực liên quan đến sự thay đổi hoóc-môn trong khoảng 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu bạn bị tức ngực ở thời điểm khác, đó là dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai.
Nguyên nhân: Lưu lượng máu tăng (do thay đổi hoóc-môn) ở ngực khiến ngực bạn bị căng và nhạy cảm hơn khi chạm vào.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Bạn không nên lo lắng với triệu chứng này vì bạn không gặp bất kỳ cơn đau ngực nào như đau tim. Ở một vài phụ nữ, căng tức ngực chỉ xảy ra trong một tuần, nhưng ở những người khác, triệu chứng này có thể xảy ra suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Cách giải quyết: Bạn nên chọn loại áo ngực có thể nâng đỡ ngực vừa vặn để giảm bớt cảm giác khó chịu khi áo ngực không vừa vặn cọ vào ngực. Thậm chí, nếu bạn cảm thấy áo ngực đang mặc của mình quá chật, bạn nên thay áo ngực mới thoải mái hơn.
2. Đầu và núm vú sưng, thâm
Dấu hiệu có thai tiếp theo: Đầu vú sưng và thâm có thể xuất hiện trong 1 – 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công.
Nguyên nhân: Đây cũng là kết quả của việc thay đổi hoóc-môn lớn trong cơ thể người phụ nữ. Cơ thể bạn đang tự điều chỉnh để chuẩn bị cho việc em bé bú sữa mẹ. Theo đó, các tuyến sữa cũng phát triển nhanh, khiến đầu vú sưng và thâm lại.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Đây là dấu hiệu có thai phổ biến mà hầu hết bà mẹ nào cũng gặp và không có ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe, ngoại trừ cảm giác khó chịu và hơi đau nhức. Càng đến giai đoạn sinh con, núm vú và đầu vú của phụ nữ có thai càng thâm hơn.
Cách giải quyết: Bạn không phải làm gì cả, và chỉ việc chờ cho đến tháng cuối cùng để sinh con.
3. Dấu hiệu ra máu nhẹ
Dấu hiệu thứ 3: Chảy máu nhẹ có thể xảy ra trong vòng 5 – 10 ngày sau khi thụ thai thành công.
Nguyên nhân: Đây là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã được cấy vào thành tử cung và là nhà của em bé trong 9 tháng tiếp theo. Cụ thể, sau một vài ngày thụ thai, trứng được thụ tinh sẽ bắt đầu làm ổ ở thành tử cung và làm mẹ chảy máu. Điều này không gây đau đớn cho mẹ mà là dấu hiệu tốt cho việc em bé đã sẵn sàng lớn lên trong bụng mẹ.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Chảy máu nhẹ ở những bà mẹ tương lai có thể không đáng lo ngại nếu chúng chỉ là những vệt màu hồng hoặc hơi đỏ ở đũng quần lót.
Cách giải quyết: Dù máu có chảy nhiều hay ít (ngoài chu kỳ kinh nguyệt), bạn không nên chủ quan. Hãy đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để đảm bảo sức khỏe và xác định việc có thai của mình.
4. Dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn bình thường
Thông thường bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường từ 2 – 3 tuần sau khi thụ thai.
Nguyên nhân: Sau khi phôi thai làm tổ trong tử cung, cơ thể bạn sản xuất một loại hoóc-môn mang tên hCG. Đây chính là thủ phạm khiến bạn đi tiểu nhiều. Ngoài ra, lượng hoóc-môn hCG cao trong nước tiểu của bạn cũng là dấu hiệu để nhận biết bạn có thai và việc làm xét nghiệm có thai cũng trở nên chính xác hơn.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Đi tiểu nhiều lần không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhưng các bà mẹ không nên nhịn tiểu và vui vẻ làm bạn thân với những phòng vệ sinh. Tất cả phụ nữ có thai đều có lượng hoóc-môn hCG nhiều hơn bình thường. Càng về sau, khi em bé của bạn càng lớn, số lần bạn vào nhà vệ sinh để đi tiểu sẽ càng nhiều hơn.
Cách giải quyết: Khi bạn đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hãy đi làm xét nghiệm nước tiểu để biết chính xác mình có thai hay gặp các vấn đề về thận.
5. Dấu hiệu có thai cơ thể mệt mỏi
Hầu hết phụ nữ có thai đều có dấu hiệu của sự mệt mỏi và suy nhược sức khỏe không lý do.
Nguyên nhân: Mất cân bằng năng lượng có thể bị gây ra do hoóc-môn và do nỗ lực của cơ thể trong việc sử dụng năng lượng của mẹ để nuôi dưỡng bào thai.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Đây là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bạn sẽ lo lắng vì mình bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân: không phải do làm việc quá sức hay căng thẳng.
Cách giải quyết: Bạn nên đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân của việc suy nhược cơ thể. Nếu bạn có thai như mong đợi, bạn cần bồi bổ sức khỏe bằng cách làm việc và ăn uống khoa học để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
6. Dấu hiệu không có kinh nguyệt
Tất cả phụ nữ đều không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng mang thai.
Nguyên nhân: Việc bạn có kinh nguyệt là do cổ tử cung dày lên để làm tổ cho trứng đã thụ thai bám vào. Khi trứng không được thụ thai, lớp màng cổ tử cung sẽ bị bong tróc ra, dẫn đến việc bạn có kinh nguyệt. Khi trứng đã thụ thai thành công thành phôi thai, cổ tử cung sẽ không dày lên nữa. Do đó, kỳ kinh nguyệt của bạn bị tạm dừng lại.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Điều này là hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ có thai và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Cách giải quyết: Không có kinh nguyệt định kỳ có thể là dấu hiệu của việc có thai, hoặc là nguyên nhân chính dẫn đến việc khó thụ thai của bạn. Vậy nên, bạn cần đi khám phụ khoa để biết chính xác mình có thai hay không. Nếu không phải có thai, bạn phải chữa trị vấn đề phụ khoa này ngay để đảm bảo khả năng sinh sản tốt của mình sau này.
7. Dấu hiệu ốm nghén
Nhiều phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai, nhưng cũng có nhiều trường hợp phụ nữ có thai mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của việc ốm nghén như nôn mửa, chán ăn và nhạy cảm với mùi thức ăn.
Nguyên nhân: Không có câu trả lời rõ ràng cho triệu chứng này, nhưng nó được tin là do thay đổi hoóc-môn gây ra. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng ốm nghén với các triệu trứng nôn mửa là do cách cơ thể phòng vệ khỏi những yếu tố có hại cho bào thai như các chất độc từ không khí và thức ăn. Mũi của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn để đánh giá sự độc hại của các chất khi đi vào cơ thể người mẹ.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Ốm nghén ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu bạn ăn gì cũng nôn và bỏ ăn dài ngày, bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ bị suy yếu sức khỏe do thiếu dinh dưỡng. Em bé trong bụng bạn do đó cũng không có đủ dinh dưỡng từ mẹ để hấp thụ và phát triển bình thường.
Cách giải quyết: Khoảng 50 – 90% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị ốm nghén. Biện pháp khắc phục tình trạng này rất đa dạng. Ví dụ, bạn có thể uống nước, uống trà gừng, ăn vặt để quên đi cảm giác buồn nôn và lấn át những mùi khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn no, rồi nằm ngủ luôn, không nằm quá lâu, phải đi lại nhiều và uống nhiều nước hàng ngày.
8. Có thai khi mũi nhạy cảm hơn với các mùi
Như đã nói ở trên, các bà bầu thường rất nhạy cảm với mùi vị và họ không thể kiểm soát được vấn đề này. Nhiều bà bầu vì bị “dị ứng” với tất cả các mùi nên họ chán ăn, hoặc ăn và nôn ra gay lập tức.
Nguyên nhân: Chưa có bằng chứng khoa học nào thuyết phục cho việc mũi trở nên nhạy cảm hơn ở phụ nữ có thai.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Mũi nhạy cảm với các mùi là nguyên nhân sâu xa của việc chán ăn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bào thai.
Cách giải quyết: Bạn có thể uống nước chanh, uống trà gừng, hít tinh dầu bạc hà để lấn át những mùi khó chịu khác và giảm cảm giác khó chịu khi ngửi mùi thức ăn.
9. Dấu hiệu thèm ăn
Trái với triệu trứng ốm nghén không ăn được gì, nhiều phụ nữ có thai lại bị kích thích ăn và họ luôn có cảm giác thèm ăn, kể cả khi vừa ăn no xong. Phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là dấu hiệu tốt để bạn có thể ăn được nhiều và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguyên nhân: Cũng không có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra các bằng chứng có cơ sở về vấn đề thèm ăn ở phụ nữ có thai. Nhiều người nghĩ rằng đây đơn giản chỉ là sự phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi cơ thể thiếu gì thì cơ thể sẽ muốn bổ sung thứ đó. Theo cách hiểu này, cơ thể phụ nữ có thai thiếu dinh dưỡng cho đứa bé nên cơ thể tạo ra những phản ứng thèm ăn để cơ thể hấp thụ và nuôi dưỡng bào thai.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Sự thèm ăn tốt cho sức khỏe của phụ nữ có thai và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn cần có một chế độ ăn cho bà bầu khoa học để ăn nhiều nhưng phải ăn đủ dinh dưỡng nữa.
Cách giải quyết: Chán ăn là điều đáng lo lắng hơn ăn nhiều. Nếu bạn không gặp vấn đề gì về tâm lý như căng thẳng hay trầm cảm, ăn nhiều không phải là dấu hiệu xấu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám sức khỏe để tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc thèm ăn đột ngột của mình. Sau khi biết chính xác mình có thai, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn của mình tốt hơn.
10. Dấu hiệu có thai chướng bụng
Nhiều phụ nữ có thai mắc chứng chướng bụng và khiến họ trở nên mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cơ thể họ và bào thai.
Nguyên nhân: Chướng bụng ở phụ nữ có thai có thể hình thành do sự gia tăng hoóc-môn progesterone và estrogen, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Progesterone, một trong những hoóc-môn đặc trưng của phụ nữ có thai sẽ làm nhão các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ đường ruột. Do đó, đường ruột của họ hoạt động chậm lại, cho phép em bé trong bụng có thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn. Theo đó, người mẹ sẽ sản sinh nhiều khí ga trong bụng hơn.
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe: Việc phụ nữ có thai bị chướng bụng không tốt cho họ, nhưng lại có vẻ tốt cho thai nhi. Điều này xảy ra một cách tự nhiên do phản ứng của hoóc-môn trong cơ thể nên không đáng lo ngại.
Cách giải quyết: Để khắc phục tình trạng bị chướng bụng khi mang thai, bạn cần ăn các bữa nhỏ và tránh ăn các đồ ăn có thể gây khí ga trong cơ thể như các đồ chiên, rán, các thức ăn ngọt, cải bắp và các loại hạt đậu. Nếu việc kiêng khem đồ ăn không đem lại hiệu quả, bạn nên đi gặp bác sĩ để chữa trị chứng đầy bụng sớm.
Xem thêm
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu
Bà bầu có nên ăn ốc không?
Nguyễn Mai – Tổng hợp: TB, BC & TP
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.