Đây là những địa điểm kì quái vô cùng khác biệt, chúng như thể có nguồn gốc từ một thế giới khác.
1. Tam giác quỷ Bermuda
Thuật ngữ Tam giác quỷ Bermuda được đặt vào năm 1964 bởi một nhà văn tên là Vincent Gaddis.
Tam giác quỷ Bermuda là vùng biển nằm ở phía tây Đại Tây Dương. Sở dĩ, khu vực này nổi tiếng khắp thế giới bởi hàng loạt vụ mất tích bí ẩn của các tàu thủy và máy bay trong hoạt động trong khu vực. Biến mất cùng đó là các thủy thủ và phi hành đoàn, khiến những bí ẩn về khu vực này càng trở lên huyền bí với màu sắc ma quái.
Thuật ngữ Tam giác quỷ Bermuda được đặt vào năm 1964 bởi một nhà văn tên là Vincent Gaddis. Tuy nhiên, phải hơn một thập kỉ sau đó, Tam giác quỷ Bermuda mới chính thức trở thành thuật ngữ quốc tế được dùng để ám chỉ vùng biển với giới hạn từ đảo Bermuda ở phía bắc, thành phố Miami của Mỹ ở phía tây – nam và đảo Puerto Rico thuộc Mỹ.
Tính tới thời điểm hiện tại, hàng loạt giả thuyết đã được đặt ra về sự biến mất kì quái của tàu thuyền và máy bay qua lại trong địa điểm kì quái này nhưng vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hàng loạt sự việc trên. Chính vì lẽ đó, Tam giác quỷ Bermuda ngày càng trở nên nổi tiếng và trở thành chủ đề khai thác bất tận của báo chí, điện ảnh và văn học.
2. Dòng sông trăm độ Shanay-Timpishka
Dòng sông kì lạ Shanay-Timpishka có nghĩa là “sôi sục với sức nóng của mặt trời”. Nó được cộng đồng người bản xứ sống trong rừng Amazon biết đến từ nhiều thế kỉ, nhưng chưa từng xuất hiện trên bản đồ. Họ tin rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama – mẹ Nước, người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn trên thượng nguồn con sông.
Nhiệt độ ở đây đủ nóng để khiến bất cứ ai chạm vào dù chỉ trong vài giây cũng sẽ bị bỏng cấp độ 3.
Dòng sông rộng khoảng 25m và sâu 6m, nhưng chỉ kéo dài 6,4km. Shanay-Timpishka có nhiệt độ nóng đến nỗi bất kì con vật nào vô tình chạm vào đều bị đun chín ngay lập tức. Số liệu cụ thể đo được lên đến 91 độ C, và các nhà khoa học vẫn không thể hiểu nổi tại sao lại có thể xảy ra hiện tượng này. Thông thường những nguồn nước có nhiệt độ cao là do ảnh hưởng bởi núi lửa gần kề, nhưng so với địa điểm liên quan gần nhất thì Shanay-Timpishka còn cách 700km nữa. Nhiệt độ ở đây đủ nóng để khiến bất cứ ai chạm vào dù chỉ trong vài giây cũng sẽ bị bỏng cấp độ 3.
Một câu hỏi lớn là lượng nhiệt của dòng sông bắt nguồn từ đâu. Theo Andrés Ruzo, nhà vật lí địa chất quốc tịch Peru, là người đầu tiên chú ý đến sông nước sôi vào năm 2011 cho biết: “Từ những phân tích hóa học, ông chỉ ra nước sông đến từ những cơn mưa. Sau khi rơi xuống, nhiều khả năng nước mưa thấm sâu xuống lòng đất, nơi nó được nung nóng bởi địa nhiệt của Trái Đất, trước khi chảy vào vùng rừng Amazon. Nói cách khác, dòng sông là một phần của hệ thống thủy nhiệt khổng lồ”.
Bên cạnh đó, cũng có một giả thuyết được đặt ra: Nước sôi là do ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ những khe nứt ngầm bên dưới sâu bề mặt địa chất, khiến cho dòng sông trở thành một hệ thống địa nhiệt đặc biệt và khó hiểu.
3. Thác máu – Nam Cực
Những nhà tiên phong khám phá Nam Cực tiên cho rằng màu đỏ là do có tảo đỏ.
Thung lũng khô McMurdo tại Nam Cực là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên thế giới. Không có gì có thể tồn tại ở nơi nhiệt độ âm và cực kì băng giá này.
Tuy nhiên, hiện tượng một chất lỏng máu đỏ chảy từ sông băng Taylor vào hồ Bonney đã làm cho ai nấy đều sửng sốt.
Những nhà tiên phong khám phá Nam Cực tiên cho rằng màu đỏ là do có tảo đỏ, nhưng sau đó nó đã được chứng minh chỉ là do sự hiện diện của sắt oxit. Các nhà khoa học đã phát hiện ra toàn bộ thác máu là một hệ sinh thái của vi khuẩn cổ bị mắc kẹt qua hàng thiên niên kỉ dưới lòng đất, mà không có các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng chúng đến từ thế giới bên ngoài. Phân tích mẫu nước gồm có hóa chất và vi sinh vật, các nhà khoa học khẳng định đây là hệ sinh thái của vi khuẩn tự dưỡng hiếm có dưới bề mặt sông băng.
4. Giếng nước hóa đá mọi vật – Anh
Nước giếng được phát hiện là chứa nồng độ khoáng rất cao.
Giếng nước kì lạ này nằm ở bên bờ sông Nidd, gần thị trấn Knaresborough ở North Yorkshire (Anh). Đó là nơi tiếp nhận nguồn nước chảy xuống từ một mỏm đá trông như bộ đầu lâu đang cười, và đáng sợ là mọi thứ bạn đặt xuống dưới nước đều bị… biến thành đá.
Sau nhiều thập kỉ, người dân địa phương tin rằng giếng nước bị quỷ ám. Rất nhiều người tò mò đặt những vật dụng thông thường gần nguồn nước để tận mắt chứng kiến sự biến đổi khó tin diễ ra trong vài tuần. Một vài di vật ngày nay ta vẫn có thể trông thấy, chẳng hạn chiếc mũ chóp từ thời nữ hoàng Victoria hay chiếc mũ bê-rê của những năm 80, cả hai vật thể đều đã là đá rắn. Gần đây người ta để gấu nhồi bông, ấm đun nước và cả xe đạp vào trong giếng, kết quả cũng diễn ra tương tự.
Những tài liệu cổ xưa nhất đã nhắc đến cái giếng này được viết bởi John Leyland, nhà khảo cổ thời Henry VIII. Năm 1538, ông ghi lại: mọi người tin rằng giếng này có khả năng chữa bệnh thần kì, tắm lâu trong nước giếng có thể chứa khỏi nhiều bệnh tật.
Ngày nay các nhà khoa học đã đến phân tích mẫu nước giếng và dỡ bỏ những câu chuyện thần thoại ma quái về nó. Nước giếng được phát hiện là chứa nồng độ khoáng rất cao. Đồ vật bị nước giếng bao phủ lâu ngày sẽ hình thành một lớp khoáng cứng và dày bên ngoài, khiến chúng hóa đá.
5. Lục địa biến mất Atlantis
Atlantis được biết đến lần đầu qua ghi chép của Plato (428 TCN – 348 TCN).
Nơi đặt lục địa Atlantis là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử nhân loại. Dù được nhắc đến khá nhiều trong thần thoại và những câu chuyện sử thi nhưng không có bất kì dấu tích nào của Atlantis được tìm thấy làm dấy lên không ít hoài nghi về sự tồn tại của lục địa. Atlantis được biết đến lần đầu qua ghi chép của Plato (428 TCN – 348 TCN) – một trong những nhà hiền triết Hy Lạp vĩ đại nhất trong lịch sử.
Theo đó, Atlantis là một hòn đảo huyền thoại – một cường quốc hải quân nằm ở “phía trước các Cột chống trời của Hercules” được đề cập đến trong cuộc đối thoại năm 360 trước Công nguyên. Hải quân của hòn đảo từng chinh phục nhiều vùng đất ở Tây Âu và châu Phi trong khoảng thời gian 9.600 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, không lâu sau khi kế hoạch xâm lược Athens thất bại, Atlantis bị chìm vào đại dương trong “một ngày đêm bất hạnh”.
Tuy nhiên, hàng loạt những nghiên cứu hiện đại khẳng định, sự tồn tại và biến mất của Atlantis là điều phi lí. Trên thực tế, các lục địa có di chuyển nhưng phải mất quãng thời gian hàng chục triệu năm để nhận biết. Chính vì lẽ đó, không thể trong chỉ một đêm mà hòn đảo nơi xây dựng thành phố phồn hoa có thể biến mất không dấu vết dưới lòng đại dương.
Dù những kết luận mang tính khoa học về Atlantis đã được đưa ra nhưng không ít người vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của lục địa này. Thậm chí, dựa vào ảnh chụp vệ tinh đáy biển Đại Tây Dương, một số người còn tuyên bố đã tìm ra dấu tích của Atlantis. Gần như ngay lập tức, những tuyên bố này nhận được sự quan tâm của thế giới.
6. Nơi bị bão sét tấn công dữ dội nhất thế giới – Venezuela
Nơi con sông Catatumbo gặp hồ Maracaibo ở Venezuela là địa điểm độc nhất vô nhị trên thế giới có số ngày mưa bão lên tới 260 ngày mỗi năm, và tỉ lệ sét đánh đạt mức kỉ lục với 28 tia lửa điện phóng xuống mỗi phút. Có rất nhiều giả thuyết lí giả về hiện tượng siêu tự nhiên này như: do các cơn gió thổi mạnh quét qua mặt hồ hình thành những đám mây khi chúng vấp phải dãy núi Andes. Các giả thuyết khác lại quy nó cho các đầm lầy đang phát tỏa khí mê-tan.
Catatumbo là nơi ghi nhận số lượng và tần suất sét đánh nhiều nhất trên thế giới.
Sét Catatumbo là hiện tượng khí quyển đặc biệt ở Venezuela. Nó chỉ xảy ra tại cửa sông Catatumbo – khu vực đổ vào hồ Maracaibo, bang Zulia, phía Tây Bắc đất nước. Đây là nơi ghi nhận số lượng và tần suất sét đánh nhiều nhất trên thế giới. Sét Catatumbo bắt nguồn từ những đám mây bão lớn ở độ cao trên 5.000m.
Dân địa phương biết tới sét Catatumbo từ nhiều thế kỉ trước. Họ từng gọi hiện tượng này là “rib a-ba” hay “dòng sông lửa” và coi đây là dấu hiệu của các vị thần. Ở thời kì thuộc địa của vùng Caribbean, thủy thủ dùng ánh sáng từ những tia sét như ngọn hải đăng dẫn đường.
Tuy nhiên, vẫn không có ai tìm ra nguyên nhân chính xác tại sao có hiện tượng này. Cho tới gần đây, một số giả thuyết có cơ sở được nêu lên, một trong số đó liên quan đến những tầng đá nền cơ sở địa chất bên dưới có chứa nhiều uranium, dù độ xác thực vẫn chưa chắc chắn lắm. Ngoài ra, còn một phỏng đoán khác có khả năng cao hơn, đó là các cơ chế hoạt động phức tạp của những luồng khí nóng lạnh khác nhau và hơi nước trong không khí.
Sét Catatumbo đã được đưa vào sách kỉ lục Guiness thế giới năm nay, soán ngôi “nơi có nhiều tia sét đánh nhất thế giới” với 250 tia sét đánh trên mỗi km2 mỗi năm, từ thị trấn Kifuka của Congo.
7. Núi lửa Kawah Ijen có dung nham xanh – Indonesia
Dung nham của nơi này lại mang một màu xanh óng ánh không đâu có được.
Năm 2015, ngọn núi lửa Kawah Ijen tại Indonesia đã phun trào dòng dung nham xanh giống như những luồng điện. Đây là một dãy núi lửa hình nón ở phía Đông đảo Java, miệng núi có đường kính khoảng 22km. Đỉnh Gunung Merapi, có nghĩa là “ngọn núi của lửa”, là đỉnh cao nhất của dãy núi này.
Dung nham phun trào của Kawah Ijen thực sự có một không hai trên thế giới, cụ thể là vào ban đêm. Dung nham của ngọn núi này thực tế không khác những nơi khác về độ kết dính, tốc độ lan tỏa và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, ở Kawah Ijen, nhiệt lượng tỏa ra từ dung nham đã đốt cháy một chất khác, đó là lưu huỳnh trong các khe núi và từ những hòn đá. Do đó, dung nham của nơi này lại mang một màu xanh óng ánh không đâu có được. Không chỉ có vậy, lượng lưu huỳnh lớn khi bốc cháy đã tạo nên những cột lửa cao 5m.
Đó cũng là nguyên nhân vì sao không khí ở đây khá độc và mọi người đến gần đều phải mang mặt nạ phòng hộ. Dù vậy, những người công nhân nơi đây lại vẫn phải làm việc ngay gần bầu không khí đó, ngày đêm ảnh hưởng bởi chúng.
8. Suối nước nóng bay – Nevada, Mỹ
Nằm giữa hồ nước Lahotan (thuộc sa mạc Đá Đen, Nevada, Mỹ) là những mạch nước ngầm kì quái và tuyệt đẹp mang tên Fly.
Với màu sắc đặc biệt được tạo ra bởi các khoáng chất, tảo biển và cyanobacteriae (vi khuẩn có màu xanh lá cây và xanh da trời), cảnh quan ở đây khiến du khách ngỡ ngàng như đang dạo chơi trên bề mặt Sao Hỏa.
Mạch nước kì lạ này nằm ngay cạnh rìa của hồ, với chiều cao 1,5m và khoảng 3,6m nếu tính cả chiều cao của mỏm đất phía dưới. Năm 1916, chủ một trang trại tư nhân đã khoan một cái giếng với hy vọng sa mạc sẽ biến thành đồng cỏ màu mỡ, ông vô tình khoan trúng một túi địa nhiệt nước. Do đó, mạch nước phun này ra đời.
Nước từ mạch nước phun này được đẩy lên phía trên một cách liên tục.
Nhưng mạch nước được hình thành lúc đấy không giống mạch nước bây giờ. Nó chỉ là một vòi nước đơn lẻ và khá nhỏ. Vào khoảng những năm 1960, mạch nước đã tìm thấy một điểm yếu khác của lớp vỏ đất và từ đó, một suối phun khác hoàn toàn tự nhiên đã ra đời và tồn tại đến ngày nay. Lần này, áp lực của nước đã không chỉ tạo ra một vòi phun mà là nhiều vòi ở nhiều chỗ trên cấu trúc mới. Những tia nước mạnh mẽ giờ đây phun về các hướng khác nhau, góp phần tạo nên vẻ ngoài quái dị của nó.
Mạch nước cũ không còn phun nữa. Người ta cho rằng, theo một cách nào đó, mạch nước cũ đã bị mạch mới “tận diệt”, hoặc có thể nó chỉ đơn giản đang chờ khoảng thời gian phù hợp để “hồi sinh”. Kể từ thập niên 60, mạch nước phun này đã phát triển một cách đáng kể và có được hình dáng của một cấu trúc đủ màu như bây giờ. Nó nằm trên một cái “bục” tạo nên bởi bùn và bụi bẩn.
Phía dưới là một ao nước nhỏ với hệ sinh thái của riêng mình. Bao phủ mạch nước là loại tảo ưa nhiệt – một loài vi sinh vật chịu nhiệt phát triển mạnh trong môi trường nóng.
Nước từ mạch nước phun này được đẩy lên phía trên một cách liên tục. Các vòi nước có thể phun cao đến 2m vào không khí.
Sự pha trộn của các khoáng chất khác nhau bao gồm cả lưu huỳnh đã phản ứng với khí oxi có trong không khí, tạo cho mạch nước này sắc màu rực rỡ.
Mặc dù đã có nhiều tổ chức có ý định mua lại mảnh đất này và mở cửa mạch nước cho công chúng như một điểm tham quan chính thức nhưng chủ sở hữu của nơi này vẫn kiên quyết từ chối. Mảnh đất vẫn được tư nhân hóa một cách triệt để với hàng rào bao bọc. Khách du lịch đến tham quan phải có sự cho phép mới được vào xem.